March 29, 2014

March 28, 2014

TÂM HỒN CAO THƯỢNG

Trong cuốn Tâm Hồn Cao Thượng của De Amicis do Hà Mai Anh dịch có một truyện ngắn với tựa đề là Lòng Yêu Nước Của Cậu Bé Thành Pađôva. Truyện kể trên một chuyến tầu chạy từ Tây Ban Nha đi Ý, có một chú bé quần áo rách rưới đứng ở một góc toa xe. Chú bé nhà nghèo phải theo một gánh xiếc bỏ nhà ở Ý để đi tha phương cầu thực hết ở Pháp rồi qua Tây Ban Nha. Sau hai năm bị chủ gánh xiếc ngược đãi, chú bỏ trốn tìm về nhà cũ. Thấy chú rách rưới tội nghiệp, một vài hành khách thương hại quăng cho chú vài ba đồng bạc. Chú bé vui vẻ bỏ túi, nghĩ khi về nhà sẽ dùng những đồng tiền ấy mua quà cho cha mẹ. Lát sau, tình cờ, khi đứng cạnh phòng ăn, chú nghe thấy những người khách vừa cho chú tiền kể chuyện về những chuyến đi du lịch của họ và đề cập tới nước Ý của chú. Những người khách này đã không tiếc lời nói ra toàn những chuyện xấu xa về nước Ý mà họ đã có dịp viếng thăm. Một người nói nước Ý toàn những thứ cường đạo xấu xa. Người thì nói dân Ý toàn một bọn ngu dốt. Người thứ ba nói thêm là người Ý sống rất bẩn thỉu. Một người nói tiếp người Ý là một bọn ăn cắp. Người này chưa nói hết câu thì ông ta liền và luôn cả mấy người bạn bị ném một nắm tiền vào mặt. Những người ấy đứng dậy xem ai là người làm việc đó, thì chú bé thành Pađôva bước tới, hét lớn bằng giọng phẫn nộ rằng chú không thèm nhận những đồng tiền bố thí của những người lăng mạ nước Ý của chú.
Truyện đọc đã hơn nửa thế kỷ mà tôi vẫn nhớ nguyên từng chi tiết. Nước Ý trong truyện của De Amicis quả là có nghèo và lạc hậu thật. Chú bé người Ý rách rưới, nghèo đói nhưng nghe người nói những điều không đẹp về nước Ý, chú đã phản ứng rất mạnh như thế.
Ngày nay, những thái độ kỳ thị như câu chuyện trên chuyến tầu của De Amicis có lẽ không còn thấy nữa. Mà nếu có, thì cũng kín đáo hơn. Nói ra những điều đó công khai thì rất ít. Chuyện nói xấu nước Ý lại càng không.
Nhưng vẫn có thể xẩy ra với một vài nước.
Đặc biệt là Việt Nam.
Hãy đọc thử mấy hàng chữ trên tấm biểu ngữ này: "Gần đây phát hiện ra người Việt hay trộm đồ, trong cửa hàng đều có gắn camera, toàn bộ sẽ đưa ra công an xử lý. Ở Đài Loan tội trộm cắp sẽ bị phạt tù ít nhất 3 tháng".
Bức ảnh không cho biết được treo ở đâu, thành phố nào ở Đài Loan nhưng chắc đó phải là nơi có nhiều người Việt. Chuyện trộm cắp mà thủ phạm là người Việt Nam chắc đã xẩy ra nhiều. Nhiều đến nỗi người ta phải đem chi tiết đó ra nói để cảnh cáo. Những dòng chữ ở phía trên là chữ Hoa. Chữ Hán của tôi chỉ đủ để nhìn ra chữ thứ 5 và thứ 6 ở hàng trên cùng đọc từ trái qua phải là hai chữ Việt Nam.
Đấy, chình ình ra đấy, nhưng tiếc là không thấy có một chú bé nào đòi hạ xuống. Các đại diện ngoại giao của Hà Nội ở Đài Loan cũng không có phản ứng gì. Lẽ ra cũng phải lên tiếng phản đối yêu cầu dẹp tấm biểu ngữ đó để bảo vệ danh dự của quốc gia.
Những thứ biểu ngữ như thế chỉ mới xuất hiện gần đây. Trước đây, nói rõ hơn, trước năm 1975 thì không bao giờ thấy.
Mà cũng chẳng chỉ riêng ở Đài Loan, luôn cả ở Nhật, ở Đại Hàn, ở Thái Lan, ở Singapore ... cũng có những tấm bảng tương tự. Tuy không viết thẳng là "người Việt Nam hay trộm đồ" như trong tấm biểu ngữ ở Đài Loan, nhưng rõ ràng những lời cảnh cáo trộm cắp như vậy đều nhắm vào người Việt. Vì tất cả đều được viết bằng tiếng Việt. Không lẽ mấy hàng chữ Việt đó là để cảnh cáo người Pakistan hay người Ma rốc?
Tuần qua, tờ Japan Daily Press của Nhật loan tin một nữ tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines bị bắt ở Tokyo vì bị nghi mang trong hành lý đồ ăn cắp. Cảnh sát Nhật cũng đã tới khám xét văn phòng của Vietnam Airlines ở Tokyo để tìm thêm bằng cớ. Ngoài cô tiếp viên này, cảnh sát Nhật cũng muốn gặp 4 tiếp viên và 1 phi công phụ của Vietnam Airlines để thẩm vấn nhưng hiện những người này không có mặt ở Nhật. Cô tiếp viên bị bắt nói là cô đã làm như thế mấy lần và nhiều tiếp viên khác của Vietnam Airlines cũng đã làm những việc như cô. Cô cũng cho biết các bạn của cô còn mang hàng ăn cắp cho các hãng hàng không khác để lấy công.
Ở Hà Nội, theo tờ Sankei Shimbun , có mấy cửa tiệm chuyên bán những thứ hàng ăn cắp ở Nhật mang về. Những món hàng này còn nguyên cả giá tiền Yen của Nhật và tên của các cửa tiệm ở Tokyo.
Chẳng phải chỉ những thành phần nghèo khó ít học đi lao động ở Nhật, Đại Hàn, Đài Loan, Thái Lan ... mới giở những trò trộm cắp như thế, mà ngay cả một phụ nữ con gái của một ủy viên trung ương đảng (Vũ Văn Hiến) và cũng là tổng giám đốc truyền hình Việt Nam, cô Kiều Trinh đã hai lần bị cảnh sát Thụy Điển (năm 2001) và Anh (năm 2006) bắt giữ về tội trộm cắp. Cô Kiều Trinh sau những can thiệp của các sứ quán Việt Nam, vẫn bình an, lại còn được đề bạt lên làm trưởng phòng văn hóa dân tộc, xuất hiện thường xuyên trong chương trình Văn Hóa Dân Tộc trên đài truyền hình VTV.
Hai tác giả Eugen Burdick và William Lederer khi viết cuốn The Ugly American đã dùng chữ "ugly" để nói về chính sách ngoại giao xấu chơi của Washington đối với các nước khác. Nhưng những việc làm xấu xa của người Việt như trộm cắp, buôn lậu, ồn ào, ăn tham uống tục... qua mắt nhìn của người Thái, người Nhật, người Đài Loan, người Hàn quốc ... thì nhất định khi được viết xuống chắc phải đặt tên cuốn sách là The Ugly Vietnamese.
Xấu xa tệ lậu vô cùng.
Cách đây vài năm, ở Việt Nam, một nhà tu hiền lành cũng phải ngán ngẩm nói rằng khi xuất ngoại, ngài thấy rất nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, vì đi đâu , khi xuất trình giấy tờ ở phi trường, ngài đều bị soi xét rất kỹ lưỡng... Ngài mong sao người Việt Nam đi đâu cũng được kính trọng như người Nhật, người Hàn quốc cầm hộ chiếu của họ là đi qua tất cả mọi nơi, không ai bị xem xét gì cả...
Nhưng nếu những chuyện như thế này cứ tiếp tục diễn ra, thì điều mơ ước của tổng giám mục Ngô Quang Kiệt khi tuyên bố trước ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội hôm 20 tháng 9 năm 2008 sẽ còn phải rất lâu mới thành sự thực được.
Xóa được những thành kiến xấu xa về Việt Nam sẽ rất khó và sẽ mất rất nhiều thời gian ngay cả trong trường hợp bắt đầu ngay từ bây giờ.
Tại sao Việt Nam, đất nước quê hương chúng ta lại trở thành một đất nước tồi tệ, xấu xa đến như thế?
Nhớ chuyện Án Anh người nước Tề khi bị vua Sở tìm cách lăng nhục bằng cách đổ cho là người Tề hay trộm cắp đã trả lời vua Sở nói rằng quýt trồng ở Hoài Nam thì rất ngọt, mang trồng ở Hoài Bắc thì chua . Án Anh nói rằng người nước Tề không quen trộm cắp nhưng sang nước Sở sinh sống thì sinh ra trộm cắp là do thủy thổ của hai nước khác nhau.
Trường hợp người Việt ăn cắp đến nỗi mang tiếng ở nhiều nước chắc chắn không phải vì thủy thổ khác nhau mà chính là thứ đạo đức được đem ra dậy dỗ từ mấy chục năm nay, đó là đạo đức của Hồ Chí Minh vậy.

Trước đây làm gì có chuyện người Việt mang tiếng xấu như thế! Mắc cở vô cùng!

March 20, 2014

March 21, 2014

VƯỢT SÔNG ĐI HỌC
Thời đi học, tôi rất sợ và rất ghét những tấm gương hiếu học của vài ba ông Tầu, những người làm cho tuổi thơ của tôi bị các ông nhồi thêm bao nhiêu phần khốn khổ. Một ông nhãi con (Uất Trì Cung thì phải) thì đi chăn heo, thập thò ngoài cửa lớp để học lóm vài ba chữ của ông thầy. Ông nhãi khác (Trác Dận) thì bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để làm đèn học. Ông khác thì cột búi tóc lên xà nhà để không ngủ gục trong lúc học bài. Ông Châu Trí thì quét lá đa vun vào góc sân, đốt lên để học bài...
Nhưng tất cả những tấm gương hiếu học đó đều nhanh chóng bị dẹp ngay bằng lý luận đem phần thắng lợi (nhất định về cho mình) theo cách nhân vật Ả Q của Lỗ Tấn. Tại sao có đèn néon lại phải dùng đom đó, hay đốt lá khô thay cho đèn học? Tại sao phải thập thò ngoài cửa lớp khi có thể vào lớp ngồi như... tôi chẳng hạn. Tôi không có búi tóc làm sao treo... đầu lên xà nhà để học?
Cũng may vì cách đây hơn nửa thế kỷ chưa có những tấm gương hiếu học như đoạn video clip mà tôi coi được hồi tuần qua. Video clip này do một cô giáo dậy một trường tiểu học ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên thu được. Gương hiếu học của những em học sinh nhỏ ở Nà Hỳ chắc chắn sẽ làm cho mấy anh Tầu đáng ghét (mà cụ giáo rất yêu và nể phục) xấu hổ đến chết được.
Các em học sinh ở Sam Lang hết sức vất vả trong việc đến trường kiếm vài ba chữ . Nhưng các em không than vãn gì hết. Cha mẹ của các em cũng là những tấm gương can đảm hy sinh vô cùng lớn. Can đảm và hy sinh cho việc học của các em. Sáng nào cha mẹ các em cũng đẩy các em ra khỏi nhà để tới trường đi học. Để tới được trường, chuyến đi của các em không có mẹ âu yếm nắm tay dẫn đi trên con đường làng như cảnh đến trường mà Thanh Tịnh tả hết sức thơ mộng, hay như cảnh cậu bé An Di trong Tâm Hồn Cao Thượng trở lại trường sau mấy tháng hè. Cũng không tung tăng qua vườn Lục Xâm Bảo như một đoạn văn của Anatole France.
Để đến được lớp học, các em phải qua một khúc sông nước chẩy siết tuy mực nước có thể không sâu lắm. Trong đoạn video, nước sông chỉ ngập tới cổ của người lớn. Các em không đi đến trường bằng cầu treo, cầu ván đóng đinh như trong mấy câu ca dao Nam bộ:
...Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dẫn con đi
Con đi trường học, mẹ đi trường đời...
Ở bản Sam Lang thì các em không đến trường bằng cầu. Dẫu sao thì cầu ván hay cầu tre thì cũng vẫn là cầu. Các em vượt sông bằng cách hiện đại hơn. Hiện đại vì cách đây vài chục năm thì đã làm gì có những cái túi ni lông. Những cái túi ni lông lớn khoảng cái túi rác 30 gallon chúng ta dùng ở nhà. Các em đến bờ sông thì có người cầm cái túi ni lông cho các em chui vào, ngồi xuống. Một người lớn túm lấy cái miệng bao ni lông, rồi kéo xuống sông. Người thanh niên nắm lấy cái bao ni lông trong đó có em, và lôi cái bao đó sang bên kia dòng nước chẩy siết đó. Đoạn video cho thấy người thanh niên dùng hết sức mình và phải mất mấy phút vất vả mới lôi được cái bao sang bên kia sông. Đến được bên kia sông, em nhỏ mới chui ra, leo lên bờ rồi đi bộ tiếp để đến trường.
Bao nhiêu chuyện có thể xẩy ra trong chuyến vượt sông đó.
Có thể nước chẩy siết, cái bao tuột ra khỏi tay người thanh niên. Có thể người thanh niên sau mấy chuyến, tay chân thấm mệt, cái bao rời khỏi tay. Cái bao ni lông bị nước cuốn đi. Em bé nằm trong làm sao thoát ra khỏi cái túi mà miệng túi đã bị túm lại. Em bé có thể ngạt thở vì phải ngồi trong cái bao quá lâu. Cái bao ni lông có thể rách , nước sông tràn vào. Cái bao có thể đụng phải những cành cây khô trôi trên sông kéo cái bao khỏi tay người thanh niên đang cố đưa em sang sông. Sau hai ba chục chuyến như thế, dẫu cho là có hai ba người thay phiên nhau nhưng chẳng lẽ sức người không mỏi mệt sao?
Chiếc bao có thể băng băng trôi theo dòng nước lũ. Đứa bé ngồi trong không vùng thoát ra được thì chuyện gì xẩy ra ai cũng có thể đoán được.
Mà không chỉ các em bé phải dùng phương tiện qua sông đó. Luôn cả các cô giáo cũng phải chui vào những chiếc bao ni lông đó. Thử lôi một cái bao bên trong có người nặng khoảng 40 kilô xem. Mỗi ngày hai lần phải phó mặc đời sống cho cái bao ni lông và bàn tay của những người thanh niên trong bản.
Nếu cô giáo Tòng Thị Minh không quay được đoạn video bằng smart phone thì thế giới còn lâu mới biết được những chuyến đi tử thần đó. Gọi là chuyến đi tử thần vì những chuyến đi của các em mỗi ngày còn kinh khiếp hơn những chuyến thực tập tại quân trường Thủ Đức, Đồng Đế biết là bao nhiêu. Trường huấn luyện sình lầy ở Malaysia chưa chắc đã kinh hoàng đến thế.
Trong một bức ảnh khác, cô giáo Minh đứng sau lũ học trò nhỏ của cô. Những em bé mặt sáng như gương tuy quần áo nhếch nhác, vá đùm vá đụp, chân giầy chân đất, số còn lại không có được đôi dép để đến trường. Cám ơn cô giáo Minh. Cô học sư phạm xong, được bổ về ngôi trường với những cảnh đời khốn khổ thế cô vẫn vui vẻ đến nhiệm sở với bầy em bé tội nghiệp đó. Những đứa bé đó được ở trong bàn tay nhân ái đó của cô bao lâu? Những đứa bé gái đó liệu có thoát được tay bọn khốn nạn lừa bán chúng sang bên kia biên giới để làm điếm không?
Cô hy sinh nhiều lắm chắc chẳng bao giờ đủ tiền hay đủ thì giờ về Hà Nội nghe giọng ca sến ca hát rồi kể chuyện tình với 4, 5 người đàn bà vẫn yêu nó đắm đuối, hay dẫn các em học sinh của cô đến tiệm McDonald’s ăn thử cái hamburger của rể thằng Ba Ếch, hay đi một chuyến shopping với một thằng đại gia nào đó ở Singpore hay Hongkong... Tội nghiệp cô. Tội nghiệp các em học sinh của cô!
Này các em bé vượt sông ơi. Các em đừng nản chí. Đừng bỏ học rồi khai bừa là có cử nhân luật trong rừng nhé, đừng quăng ra vài ba triệu mua lấy những cái bằng giả bán đầy đường, đừng học tập gương đạo đức của cái thằng chó mà khốn khổ đời nhé các em.
Xem đoạn video mà chỉ muốn chửi vài ba câu tục tĩu cho đỡ bực cái ... mình.

ANH NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

PAST AND PRESENT PERFECT (AGAIN!)
QUỲNH ANH
Thưa anh, một độc giả, ông Vọng Nhựt Tân của chương trình có đặt câu hỏi với QA và Trúc Giang về hai trường hợp PAST và PRESENT PERFECT đồng thời ông hỏi hai câu thí dụ ông đưa ra thì câu nào đúng, câu nào sai, và nếu đúng cả hai thì tại sao hai câu lại đều đúng. Trúc Giang đọc giùm QA hai thí dụ đó cho ông thầy.
TRÚC GIANG
Thưa chú, đó là câu JOHN WENT TO FRANCE THREE TIMES với thì SIMPLE PAST và câu I HAVE BEEN TO FRANCE THREE TIMES ở thì PRESENT PERFECT.
BÙI BẢO TRÚC
Câu hỏi rất hay. Chúng ta biết rằng Simple Past được dùng với những việc làm đã xẩy ra và đã hoàn tất. Thì Present Perfect được dùng để nói về những việc làm bắt đầu trong quá khứ nhưng chưa hoàn tất.
Câu John went to France three times được hiểu là John đi Pháp 3 lần. Cả ba chuyến đi đều đã hoàn tất. John nay đã trở về Mỹ. Chuyện đi Pháp đã xẩy ra và đã xong.
Câu I have been to France three times được hiểu là ông ta đã đi Pháp 3 lần. Nay ông đã về nhà, tức là việc đi Pháp của ông đã xong , đã hoàn tất. Vậy thì tại sao lại dùng Present Perfect? Dùng vậy là sai chứ đúng ở đâu?
Xin trả lời: câu này cũng đúng, vì ông đi Pháp ba lần nhưng không nói rõ vào ngày nào, tháng nào và năm nào, đó là một đặc điểm của thì Present Perfect. Cũng có thể ông (đã) đi Pháp ba lần, nhưng (có thể) chỉ mới đây thôi, chuyến đi Pháp của ông vẫn còn để lại nhiều kỷ niệm trong đầu ông ấy. Kỷ niệm ở đại lộ Elysée, ở tả ngạn sông Seine, ở tháp Eiffel vân vân.
John went to France three times nghĩa là John đã đi Pháp 3 lần, có thể những chuyến đi đó đã diễn ra quá lâu, John không còn nhớ gì về các chuyến đi đó nữa, hình ảnh về chuyến đi không còn bao nhiêu trong trí nhớ của ông.
Trường hợp hai câu này cũng giống như hai câu I have eaten breakfastI ate breakfast at home. Câu đầu (PRESENT PERFECT) nghĩa là tôi đã ăn sáng xong rồi, nhưng hậu quả của chuyện ăn sáng vẫn còn đây, tôi còn no lắm. Câu thứ hai (PAST) nghĩa là tôi ăn sáng rồi, nay không còn đói nữa nghĩa là hậu quả của chuyện ăn sáng không còn nữa, tôi lại thấy đói rồi.
QUỲNH ANH
Thưa anh hai câu này mà Quỳnh Anh đã nghe đôi ba lần khác nhau như thế nào: He has been to Spain He went to Spain.
BBT
He has been to Spain nghĩa là ông ấy đã đi du lịch ở Tây Ban Nha nhưng nay đã về nhà rồi. Nhưng khi nói He went to Spain là ông ta đã đi Tây Ban Nha và hiện nay có thể vẫn còn ở đó, chưa về nhà. Đây là hai thí dụ rất đáng nhớ.
TRÚC GIANG
Thưa chú, quay qua một thắc mắc khác của cháu. Cháu muốn chú giảng về cách dùng ALREADY và phải dùng nó như thế nào cho đúng?
BBT
ALREADY là một trạng từ, một ADVERB dùng để phụ nghĩa, nói thêm cho rõ nghĩa của động từ . Trạng từ này được dùng khi nói về một chuyện, một hành động đã xẩy ra, thừơng là sớm hơn sự chờ đợi của chúng ta. ALREADY được dùng trong những câu xác định (AFFIRMATIVE) với các thì hiện tại (PRESENT) quá khứ (PAST) và PRESENT PERFECT (HAVE/HAS + PAST PARTICIPLE) và PAST PERFECT tức là HAD+ PAST PARTIPLE, nhưng KHÔNG bao giờ với thì tương lai (FUTURE). Tôi sẽ đưa ra đây các thí dụ dùng ALREADY với các thì (TENSES) vừa kể trên.
HE ALREADY KNOWS (PRESENT) ALL THE ANSWERS FOR THE TEST cậu ấy (đã) biết tất cả những câu trả lời cho bài thi trắc nghiệm.
HER BROTHER ALREADY MOVED (PAST) TO FRANCE BEFORE THE FALL OF SAIGON Anh của cô ấy đã tới Pháp từ trước khi Sài Gòn thất thủ.
WE HAVE ALREADY BEEN (PRESENT PERFECT) TO HAWAII Chúng tôi đã tới thăm Hawaii.
WHEN I CAME, THEY HAD ALREADY LEFT (PAST PERFECT) FOR THE AIRPORT Khi tôi tới thì họ đã đi ra phi trường.
QUỲNH ANH
Nhân tiện, anh nói qua về vị trí của ALREADY cho QA và Trúc Giang.
BBT
Như hai cô thấy, bỏ ALREADY ra khỏi những câu vừa kể thì ý nghĩa không thay đổi bao nhiêu. Cho ALREADY vào thì ý nghĩa mạnh hơn, rõ hơn một chút mà thôi. Thường thì ALREADY được cho đứng ngay sau chủ từ (SUBJECT). Trong những câu PERFECT thì chúng ta đặt ALREADY đứng giữa HAVE/ HAS / HAD và PAST PARTICIPLE. Nhưng chúng ta cũng có thể đưa ALREADY vào trước, hay sau các thì này như I (ALREADY) HAVE (ALREADY) MET THEM, và WE (ALREADY) HAD (ALREADY) PACKED OUR LUGGAGE.
Bây giờ các cô cho nghe mỗi cô hai thí dụ với ALREADY coi.
QUỲNH ANH
HE WAS ALREADY OUT OF SAIGON WHEN THE COMMUNISTS CAME là ông ấy đã rời Sài Gòn trước khi Cộng sản vào.
THE TAXI HAD ALREADY LEFT FOR THE AIRPORT WITH THE PASSENGER là xe taxi đã chở ông ấy ra phi trường.
TRÚC GIANG
MY DAD HAD ALREADY SOLD THE HOUSE BEFORE GOING TO THE US là ba cháu đã bán xong ngôi nhà trước khi đi Mỹ.
DINNER WAS ALREADY COOKED BY THE MOTHER là bà mẹ đã nấu xong bữa chiều.
BBT
Trúc Giang còn thắc mắc gì nữa?
TRÚC GIANG
Cách đây đã lâu chú nói về những danh từ luôn luôn ở số nhiều (PLURAL), không bao giờ SINGULAR tức là số ít. Có bao nhiêu danh từ như thế thưa chú?
BBT
Không nhiều lắm, trong đó có SCISSORS (kéo) CLOTHES (quần áo), GLASSES (kính đeo mắt), GOODS là hàng hóa, STAIRS là cầu thang, FIREARMS là súng đạn, OUTSKIRTS là vùng ngoại ô...
QUỲNH ANH
Như vậy người ta phải luôn luôn nói là MANY SCISSORS hay sao, thưa anh?
BBT
Không. SCISSORS là một danh từ luôn luôn đi với A PAIR OF (SCISSORS) vì cái kéo có hai cái lưỡi. Cũng thế, chúng ta nói A PAIR OF JEANS (quần jeans), SHOES (giầy), GLASSES (kính đeo mắt), GLOVES (bao tay), EARRINGS (bông tai) và một vài danh từ khác.
TRÚC GIANG
Những danh từ chú vừa kể thì cứ nhìn là thấy phải là PLURAL ngay. Nhưng cũng có những danh từ trông thì tưởng là SINGULAR nhưng lại là PLURAL như SHEEP (cừu) DEER (hươu) hay FISH (cá)...
BBT
Trúc Giang cẩn thận. FISH vừa là số nhiều (FISH ARE GOOD FOR US), vừa là số ít: HE CAUGHT ONE BIG FISH IN THE LAKE. Nhưng khi chúng ta có con số đi trước thì chúng ta dùng FISHES: WE FRIED 2 SMALL FISHES (hay FISH) FOR DINNER là chúng tôi chiên hai con cá cho bữa chiều.
QUỲNH ANH
Giờ tới lượt QA. Đã lâu rồi, QA xem bản tin buổi sáng của NBC thấy có một đoạn có tựa đề là WHERE IN THE WORLD IS MATT LAUER? QA thấy lũ con ở nhà cũng hay dùng mấy chữ này, nhưng trong những câu khác nhau khi nói chuyện. Anh giảng thêm về cách dùng này cho rõ.
BBT
Thực ra, hai cô bỏ hẳn IN THE WORD đi, câu vẫn có nghĩa như thường. Thêm mấy chữ ấy vào thì ý nghĩa của câu nói mạnh hơn mà thôi. Cách dùng đó cũng là để bầy tỏ một sự kinh ngạc, hay bực bội... Nếu không muốn dùng IN THE WORLD thì thay bằng ON EARTH cũng được. Ý nghĩa không thay đổi. Có thể dùng những chữ vừa kể trong các câu hỏi bắt đầu bằng WHAT, WHERE, WHEN, WHY, HOW.
Thí dụ WHAT IN THE WORLD ARE YOU TALKING ABOUT? Hay WHAT ON EARTH ARE YOU TALKING ABOUT? Cả hai câu chỉ có nghĩa là ông nói cái quái gì vậy. Nhưng khi thêm IN THE WORLD hay ON EARTH thì câu hỏi đó nghe có vẻ kinh ngạc, hay bực bội hơn là khi không có chúng đi cùng. Có khi chúng cũng không còn là câu hỏi nữa, mà là một câu hô thán để bầy tỏ sự ngạc nhiên, hay khó chịu nên không cần phải trả lời nữa. Trúc Giang cho nghe thử hai câu với WHERE và WHEN để xem chuyện gì làm cô kinh ngạc hay bực bội coi.
TRÚC GIANG
Cháu sẽ nói thế này: WHERE IN THE WORLD DID HE GO LAST WEEK? Hay WHERE ON EARTH DID HE GO LAST WEEK?
WHEN IN THE WORLD DID SHE COME HOME? hay WHEN ON EARTH DID SHE COME HOME?
QUỲNH ANH
Đây là hai câu của QA: WHY IN THE WORLD DID YOU READ MY LETTER? WHY ON EARTH DID YOU READ MY LETTER?
HOW IN THE WORLD DID HE KNOW THE ANSWER? hay HOW ON EARTH DID HE KNOW THE ANSWER?
BBT
Đó, hai cô cũng thấy là nếu bỏ IN THE WORLD và ON EARTH thì ý nghĩa của những câu thí dụ của hai cô sẽ không đổi thay gì hết. Chỉ có ý nghĩa của chúng nhẹ đi mà thôi. Nhớ là khi nói, chúng ta phải nhấn mạnh hay lên giọng ở những chữ IN THE WORLD và ON EARTH thì mới diễn tả được sự ngạc nhiên hay bực bội của mình.
Còn một điều này hai cô cũng nên biết, đó là chúng ta có thể làm cho những câu nói ấy mạnh hơn nữa. Nhưng nếu mạnh hơn nữa thì chúng lại biến thành những câu nói không được thanh tao hay lễ phép cho lắm. Tôi chỉ nói ra ở đây để hai cô biết chứ không hề có dự tính dậy hay bầy cách cho hai cô ... chửi thề đâu. Nếu thay IN THE WORLD và ON EARTH bằng hai chữ THE HELL thì câu nói đó sẽ mang ý nghĩa của một câu chửi thề. Nhưng gần đây, ý nghĩa chửi thề cũng bớt đi nhiều và những câu như thế cũng đang được đông đảo mọi người chấp nhận và không còn bị coi là tục tĩu nữa. Tôi nhớ có một tấm bích chương của bộ du lịch Australia kêu gọi du khách tới thăm Úc bằng câu WHERE THE BLOODY HELL ARE YOU? Bạn ở cái chỗ quái quỉ nào vậy, sao không tới thăm Australia đi? Nhưng thôi, hai cô đừng dùng hai chữ THE HELL vội, không thì lũ con ở nhà lại ào ào nhao nhao phản đối, bắt bẻ mẹ nữa thì không nên.
TRÚC GIANG

Cám ơn chú. Tuần tới cháu có mấy thắc mắc nữa nhờ chú giải đáp.

March 14, 2014

March 14, 2014

Ngày 11 tháng 3 năm 2014
Bạn ta,
Tôi có thể nói chắc rằng ngày xưa người ta sống vui hơn chúng ta rất nhiều. Muốn làm gì là người ta làm được ngay, chẳng bao giờ phải toan tính bao nhiêu chuyện rắc rối, nhiêu khê như chúng ta ngày nay.
Thí dụ như chuyện người đàn ông này:
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng...
Người đàn ông thanh lịch này có vợ con hẳn hoi, nhưng chuyện thưng đấu thì chàng đẩy vào tay mẹ cháu để một mình mẹ cháu làm thân cò lặn lội nơi quãng vắng, vất vả nuôi đủ năm con với một chồng, lại còn gánh thêm bà mẹ chồng nữa để chàng rảnh tay đi chơi cho thỏa chí trai. Chàng đi "trẩy hội nước non Cao Bằng" chứ nào phải đi lo cho vợ con, mẹ già đâu. Đã thế, lại còn tay bầu rượu, tay nắm nem, túi giắt ít tiền của mẹ cháu giúi cho lót túi, còn vui anh vui em bõ những ngày cơ cực...
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mảng vui quên hết lời em dặn dò
Gánh vàng đi đổ sông Ngô
Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương...
Chàng đem tiền đi tiêu thoải mái, đến tối, nằm nghĩ tiếc tiền không biết kiếm đâu cho ra, tính đi mò sông... Thương vậy.
Ngày nay, chỉ cần toan tính đi chơi một chuyến là đã bị mẹ cháu quăng ra một đống chuyện, nghe qua là mưu toan đi giang hồ một chuyến phải dẹp ngay lập tức.
Ôi sao mà ngày xưa những người đàn ông lại có thể oai đến là làm vậy. Một ông thì ngày xuân bao tươi thắm sau mấy năm phiêu linh về thăm nhà, ông nhớ người em hàng xóm bé bỏng khi ông ra đi, nàng đứng bên hàng tường vi, dõi theo người anh phong sương (không biết đi đâu) nay trở về, chàng thắc mắc không biết cô láng giềng còn nhớ chàng không. Sao không đến thăm nàng ngay đi, còn đứng hỏi "Cô hàng xóm (?) ơi, không biết cô còn nhớ đến tôi?" (Cứ hát thử câu này lên là biết ngay!)
Sung sướng đến thế là cùng. Đi giang hồ đã đời, dừng bước phiêu linh về thăm nhà, rồi vẫn vác mặt về tìm người em bé bỏng. Gan thật!
Còn người đàn ông khác thì "ngày mai lênh đênh trên sông Hương, theo gió đưa hồn về đâu". Đó, cứ lênh đênh, lêu bêu nay đây mai đó mà ... vẫn sống được mới là kỳ la. Bây giờ, ra khỏi thành phố đang ở này là bao nhiêu là chuyện cần giải quyết. Bỏ việc làm sao sống kiếp giang hồ được. Thư từ chuyển đi đâu, tiền nhà tiền cửa, nợ xe cộ tính sao đây...
Nhưng đi là cứ đi. Cứ "giũ áo phong sương trên gác trọ, lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang" như ông Thế Lữ xúi bậy.
Chao ơi sao mà sướng thế. Cứ thế mà làm "người đó bên sông đứng ngóng đò", lại còn tay vít dây hoa trắng cạnh lòng mới là romantica chứ. Mà hay hơn nữa là lênh đênh chán trên sông Hương, chàng còn hứa với em bé một câu rằng "kiếp sau xin chắp lời thề cùng sống kiếp lang thang". Ô hay, kiếp này đã lênh đênh hết làng cùng sông, lại cứ thế mà trên sông Hương nhớ ngày nào cùng tắm nắng vườn đào rồi lại hẹn nhau sống kiếp lang thang tiếp.
Hay thật. Thế ra bà đầm già Simone de Beauvoir sai bét. Bà viết trong Le Deuxième Sexe rằng đàn ông dưới hai mươi thì sẵn sàng bỏ nhà đi theo gái. Nhưng đàn bà thì tuổi nào cũng bỏ nhà đi theo trai được. Thế mà mấy người đàn ông trong mấy bài hát thì lúc nào cũng sẵn sàng bỏ nhà đi giang hồ ngay lập tức.
Vậy mà sao lại có những người khổ như tôi thế này? Đi không dám đi. Nổi máu giang hồ lên là bao nhiêu chuyện ào đến. Đi sao nổi.

Ngày 10 tháng 3 năm 2014
Bạn ta,
Có vài ba cách để giải thích câu thân gái mười hai bến nước.
Theo một lối hiểu thì mười hai bến nước là mười hai nghề và địa vị trong xã hội của những người đàn ông mà phụ nữ có thể ghé bến neo thuyền, lấy làm chồng. Các địa vị mà những người đàn ông có được là công, hầu, khanh và tướng. Còn 8 nghề của người đàn ông có thể lấy làm chồng là sĩ, nông, công, thương, ngư, tiều, canh và mục. Có khi thay vì công, hầu, khanh tướng thì là công, hầu, bá, tử, nhưng lại bỏ nam (nam tước) ra ngoài. Mười hai cũng có thể hiểu là mười hai con giáp nên chuyện hôn nhân cũng được tính bằng việc so đôi tuổi, tuổi nào hợp, tuổi nào xung.
Những cách giải thích như vừa kể trên đều có những lối có thể chấp nhận được, và có những cách thì không. Lý do là con số mười hai đó có thể không nêu đủ mọi loại và hạng người cho người phụ nữ lấy làm chồng. Thí dụ số lấy phải ăn mày, kẻ trộm, tướng cướp thì sao? Vẫn có những người đàn bà lấy phải những người chồng như thế đấy chứ có phải thấy xấu xa, đê tiện là né được hết đâu. Nhưng trong số những địa vị và nghề nghiệp như vừa nói thì lại hoàn toàn không có những nghề nghiệp đó. Thí dụ như nghề ma cô, ma cạo của Mã Giám Sinh.
Còn thêm một vế sau nữa: "trong nhờ, đục chịu" mà. Tức là số lấy ăn mày thì thành bà ăn mày. Số lấy tướng cướp thì thành bà cướp. Số lấy trộm thì thành bà trộm chẳng hạn. Lấy phải những anh chồng như vậy thì cố gắng mà chịu. Đại khái là như thế.
Nhưng cách giải thích của cụ Huỳnh Tịnh Của trong Việt Nam Quốc Âm Tự Vị in năm 1895 thì mười hai bến nước đó nghĩa là "thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ, rủi thì chịu. Nói mười hai bến là nói cho vần."
Chính vì con số mười hai đó đã làm cho người ta phải đi tìm sao cho đủ mười hai bến đỗ cho người phụ nữ. Và như chúng ta thấy, mười hai bến (nghề nghiệp địa vị) kể ra ở trên, như trong bộ tự điển của hai cụ Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ thì có hơi khiên cưỡng. Trong đó có những nghề được nhắc tới hai lần. Thí dụ đã có nông sao còn ghi thêm canh vào làm gì. Hay công được nhắc tới hai lần. Trong khi số mười hai đó lại có thể là còn thiếu. Nếu theo ông Trần Tế Xương thì con số mười hai đó là quá ít:
Trời đất sinh ra chán vạn nghề
Làm thầy, làm thợ, lại làm thuê
Bác này mới thật thái vô tích
Sáng vác ô đi, tôi vác về
Chán vạn nghề là nhiều lắm, cả vạn nghề là ít.
Vậy thì cách giải thích với mười hai nghề và địa vị có thể không đúng.
Cách giải thích của nhà làm tự điển Huỳnh Tịnh Của có vẻ hợp lý hơn. Trong ca dao, tục ngữ, nhiều khi chỉ vì muốn cho câu nói dễ nghe hơn, hay hợp với vận của câu trên, hay câu dưới, tác giả phải thêm vài ba chữ nhiều khi không có ý nghĩa gì hết, chỉ cốt làm cho xuôi tai mà thôi.
Thực ra không phải chỉ có thân gái mười hai bến nước, mà thân trai cũng vậy. Có những người đàn bà nhờ lấy chồng mà nên danh giá, giầu sang phú quí, có người thì khổ một đời vì chồng. Đàn ông cũng thế. Đâu phải chỉ có những người đàn ông mới phá nát đời của những người phụ nữ thiếu may mắn, mà những người phụ nữ cũng có thể làm tan nát đời của những người đàn ông. Trong lịch sử thế giới thiếu gì những anh hùng khốn khổ vì mỹ nhân. Vì thế, nếu chỉ nói thân gái mười hai bến nước thì e là hơi thiên vị, làm như thể đàn ông là cưỡng lại được căn phần của mình không bằng. Có lẽ phải sửa đi một chút để thân trai cũng như thân gái đều ... mười hai bến nước cả.
Còn khúc sau thì cũng nên cập nhật hóa một chút cho thích hợp với tình thế hiện nay, với những tiến bộ của nhân loại, nam cũng như nữ, bằng câu mà chúng ta nghe đã vài ba năm nay. Bây giờ nên chính thức hóa vế sau để thành "trong nhờ, đục chạy" cho hợp lý, hợp tình và hợp cảnh hơn.

Ngày 12 tháng 3 năm 2014
Bạn ta,
Ghana là một quốc gia ở tây Phi châu nằm cạnh Côte D’Ivoire , Togo và Burkina Faso. Đọc một hai tài liệu về xứ này thì tôi nghĩ là nếu chọn một nơi để du lịch, chắc chắn tôi không bao giờ chọn đi Ghana. Có chăng là ... kiếp sau vậy. Kiếp này thì đành đi chỗ khác chơi.
Đi chơi thì đã như vậy. Đi làm thì tại sao lại chọn lối đoạn trường mà đi. Thế nên đi làm cũng không chọn Ghana. Có bị coi là kỳ thị thì đành nhận vậy. Đi chơi hay đi làm thì cũng chọn nơi nào khá hơn chứ dại gì mà vác xác đến Ghana.
Mà tại sao hôm nay tôi lại nhắc đến Ghana? Tại vì tôi đã tìm ra được một nơi tồi tệ khủng khiếp hơn là những cái cũi ở Mumbai (tên mới của Bombay) trên đường Falkland. Những cái cũi nhốt người, những nhà điếm mà nhiếp ảnh gia Mary Ellen Mark  đã ghi lại trong cuốn sách ảnh của bà. Bạn có thể vào inernet, tìm cage girls of bombay thì sẽ thấy những hình ảnh và bài viết về khu địa ngục này.
cover
Vậy mà Falkland Road còn khá hơn là một khu nhà thổ tại Ghana rất nhiều. Ở thành phố Takoradi thuộc phía tây Ghana, nhà chức trách, nhờ một phóng sự của Anas Aremeyaw Anas, đã giải thoát được 6 phụ nữ Việt Nam khỏi một ổ điếm. Các phụ nữ này đã bị hai người Hoa dụ dỗ hứa cho công ăn việc làm rồi bị buộc phải bán dâm, mang tiền về cho hai người này. Báo chí Ghana cho biết tất cả đều trong hạng tuổi 30, đã sống là làm việc ở Ghana từ hơn một năm nay. Sứ quán Trung quốc tại Ghana đã không bình luận gì về tin này nhưng người ta biết rằng các Hoa kiều tại Ghana đã dính líu vào rất nhiều hành động bất hợp pháp và trong năm qua, chính phủ Ghana đã trục xuất hơn 120 người Hoa ra khỏi Ghana vì tội nhập cảnh lậu và các hoạt động phạm pháp khác, từ khai khẩn mỏ không có giấy phép tới buôn bán ma túy giả và nhiều việc khác.
Gái VN bị Tầu bán cho các ổ điếm tại Ghana
Những phụ nữ Việt Nam, với những cái tên đẹp như Hoa, Thi, Mai, Anh... chắc chắn cũng từng có những năm thơ ấu rất đẹp, những mơ ước cho đời sống tử tế hơn. Tất cả đều bị bọn Tầu bất lương sang tận Việt Nam dụ dỗ đem sang Ghana bắt làm điếm kiếm tiền cho chúng. Các phụ nữ này cho biết giấy tờ tùy thân của họ đã bị bọn ma cô giữ hết, ngôn ngữ xa lạ, không cách nào liên lạc được với gia đình hay người quen để nhờ giúp đỡ.
Tôi có một tấm poster in hình của James Dean đang co ro trong chiếc áo lạnh bước trên một con đường ướt sũng nước mưa với nhan đề mà tôi rất thích. Nghe thật lãng mạn và thơ mộng: Boulevard Of Broken Dreams. Con đường của những giấc mơ tan nát.
Lời của bài hát thì buồn thảm, không liên quan gì đến câu chuyện khổ đau của sáu người phụ nữ Việt bị buộc phải làm điếm ở Ghana để đem tiền về cho mấy thằng Tầu khốn nạn. Những người phụ nữ ấy cũng là người Việt đấy chứ. Cũng có gia đình, cha, mẹ, anh em, có thể cả chồng con nữa. Ra đi họ có kịp ngó nhà mấy cột ngó cau mấy buồng không? Có sót người tựa cửa hôm mai không? Có bao giờ nhìn những đám mây Ghana mà nhớ quê cũ không? Cảnh bước chân đi của họ có giống như của Kiều trên xe với Mã Giám Sinh không?
Những giấc mơ của họ cũng đều đã tan nát từ cái chuyến đi theo mấy thằng Tầu khốn kiếp đó.
Chao ôi đi làm điếm ở đâu cũng đã là địa ngục. Làm điếm ở cái xứ Phi châu Ghana ấy thì còn gì tang thương hơn!
Thế nhưng bọn Tầu khốn nạn vẫn được cho tự do ra vào đất nước Việt Nam, vẫn làm đủ mọi chuyện khốn nạn trên quê hương của chúng ta, trên thân xác của phụ nữ Việt. Chúng vẫn đang tiếp tục làm những chuyện đó. Đầu độc người dân bằng những hàng hóa đầy chất độc, hãm hại nông dân bằng đủ mọi trò. Rồi vẫn ra vào thong thả. Chúng không còn chỉ mua phụ nữ Việt đem sang Tầu bán cho các ổ điếm nữa, mà còn đưa cả những phụ nữ xấu số sang tận Phi châu để mang thân xác ra nuôi chúng nó.
Đất nước Việt Nam sao lại khổ đến như thế!

Ngày 14 tháng 3 năm 2014
Bạn ta,
Hôm 24 tháng 2 vừa qua, một tai nạn sập cầu ở Lai Châu đã khiến cho gần hết những người tham dự một đám tang đang di chuyển trên cầu bị hất xuống một dòng suối cạn đầy đá tảng ở dưới. Kết quả là 9 người chết và hơn 40 người bị thương. Hầu hết các nạn nhân đều là những người Mông sinh sống ở địa phương.
Tin tức sơ khởi cho hay nguyên do gây ra vụ sập cầu Chu Va ở xã Sơn Bình thuộc huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là một con ốc bị gẫy đứt. Chiếc cầu chỉ chịu được một sức nặng khoảng 1 tấn rưỡi trên mỗi mét trong khi trọng lượng của những người dự đám tang trên cầu đã vượt quá sức chịu của cây cầu.
Cuộc điều tra sơ khởi cũng cho thấy là những chiếc cột chính neo giữ những dây cáp đỡ cầu đều được xây bằng gạch lỗ ôm lấy những chiếc cột bê tông ở trong. Gạch lỗ được dùng, theo một vài nguồn tin, là để tăng mỹ thuật cho cầu nhưng thực ra, là để che phần bê tông "ốm yếu" vì bị nhà thầu cắt xén vật liệu xi măng cốt sắt đem bỏ túi như những chuyện đã xẩy ra với nhiều công trình xây cất khác.
Trong khi đó giám đốc công an tỉnh Lai Châu là Trần Duân thì lại nói rằng chưa thể khẳng định tai nạn xẩy ra là vì làm ẩu hoặc "thi công không đúng". Anh tướng công an này đưa ra một giải thích khá lý thú, nói rằng cầu sập vì "người Mông khi khiêng quan tài thường đi rất nhanh."
Nhận định của anh công an này có hai chi tiết cần phải nói ở đây.
Thứ nhất, khi anh ta nói nguyên văn rằng "người Mông khi khiêng quan tài thường đi rất nhanh" thì anh ta đã dựa trên những gì để quả quyết như vậy? Người Mông khi khiêng quan tài thường đi nhanh vì đó là phong tục của người Mông? Họ đi nhanh vì tập quán? Hay vì người Mông, về phương diện chủng tộc, có những điểm khác (về chân cẳng ?) so với những giống dân khác, nên khi di chuyển trên cầu thường đi rất nhanh? Vận tốc di chuyển của những người Mông ở Lai Châu khi bước đi bình thường trên đất bằng là bao nhiêu và trên cầu là bao nhiêu kilômét giờ thì anh ta không cho biết rõ.
Người ta không nghĩ người Mông có cấu trúc cơ thể khác với các sắc tộc khác sinh sống ở Việt Nam khiến họ đi nhanh hơn người Kinh. Cũng không ai nghĩ người Mông ngày thường đi không nhanh lắm nhưng khi có đám tang thì đi nhanh hơn mà khi đi trên cầu thì lại càng nhanh hơn.
Như vậy nhận định của anh tướng công an này hoàn toàn bố lếu bố láo.
Thứ hai, anh ta nói rằng vì đi nhanh nên cầu sập. Trên thế giới này có thứ cầu nào hạn chế tốc độ di chuyển của người và xe cộ trên cầu không? Những hạn chế chỉ có thể về trọng lượng của xe cộ chứ không bao giờ có hạn chế về vận tốc di chuyển. Nếu cần phải di chuyển chậm hơn để tránh cho cầu khỏi bị sập thì ở hai đầu cầu có bảng ghi rõ chi tiết đó hay không? Cầu chỉ có thể sập vì không chịu nổi sức nặng của xe và người di chuyển ở trên mặt cầu chứ không thể vì vận tốc di chuyển, nhất là chuyện người di chuyển nhanh chậm, chạy trên mặt cầu bao giờ. Nói thế thì còn ai dám tổ chức chạy thi hàng năm trên các cây cầu như Golden Gate ở San Francisco, Brooklyn ở New York, Harbour Bridge ở Sydney... nữa?
Rõ ràng là những lời tuyên bố thiếu hiểu biết lại còn mơ hồ là chỉ nhắm gỡ tội cho bọn nhà thầu xây cầu ăn bớt tiền xây cầu để bỏ túi.
Cầu Chu Va sập nhất định không phải vì người Mông khiêng quan tài đi quá nhanh.
Thực ra, ở một nơi khác, chuyện di chuyển quá nhanh có thể làm sập cầu thật. Nhưng những người di chuyển trên chiếc cầu đó không phải là người Mông. Những người đó cũng không khiêng quan tài khi ào ào tranh nhau chạy trên cầu. Cây cầu phao bị sập là cây cầu bắc ngang qua sông Hồng ở Phượng Nhãn. Và những người chen nhau chạy qua cầu là đám quân nhà Thanh của Tôn Sĩ Nghị bị quân Quang Trung đánh cho tan nát phải bỏ chạy về Tầu.
Chứ cầu Chu Va sập vì một con ốc bị hư. Anh tướng Công An này nói người Mông đi nhanh quá nên làm cầu sập là vì trong đầu của anh ta có một con ốc bị ... lỏng, như một cách nói trong tiếng Anh: he has a screw loose in his head. Nói rõ hơn, chỉ có cái thứ điên khùng, ngu xuẩn thì mới ăn nói như thế.
Nhưng đi cầu không nhanh, đi cầu chậm cũng có thể là một chuyện khá phiền. Thí dụ đứng chờ để dùng cái cầu mà người Việt thường gọi là cái lăng bác thì nên đi nhanh. Đi chậm lại còn hát ông ổng thì bị người ở ngoài đá cho sập cầu có khi.
Như vậy, đi chậm mới có thể gây chuyện sập cầu chứ đi nhanh thì không thể làm cho cầu sập được.

Đến là chán cái thứ ngợm vừa ngu lại vừa xuẩn!

March 6, 2014

March 7, 2014

Ngày 3 tháng 3 năm 2014
Bạn ta,
Mới đây, tại buổi sinh hoạt của hội cựu nữ sinh một trường trung học nọ, tôi được xếp cho ngồi cạnh hai cựu giáo sư của trường. Đang sung sướng và hân hạnh được gặp hai nhà giáo khả kính, ôn lại một số chuyện cũ của thời đi học, thì niềm vui của tôi bị cắt đứt ngang. Một phụ nữ mà tôi nghĩ là một cựu nữ sinh của trường đến tận nơi, yêu cầu hai vị giáo sư này chuyển xuống ngồi ở một hàng ghế dưới để dành các ghế hàng đầu cho những người khách khác chưa tới. Tuy không biết những người khách chưa tới là ai nhưng tôi chắc không phải là ông bà Obama. Dẫu thế, tôi vẫn thấy rất khó chịu. Hai vị cựu giáo sư này không tự ý chiếm lấy hai chỗ của hàng ghế đầu. Cả hai được một cựu nữ sinh khác dẫn đến tận nơi mời ngồi xuống ghế, để rồi mấy phút sau, hai cụ bị bà cựu nữ sinh yêu cầu đổi xuống hàng ghế dưới, nhường chỗ cho người khác. Tôi bị cản ngay lúc ấy nên đã không nói được vài ba lời phải quấy với người đàn bà ấy. Mãi sau buổi lễ, tại một tiệm ăn, khi ngồi ăn với một số bạn bè, tôi mới nói lên được (thẳng vào mặt của bà ta) việc làm sai quấy của bà ta, việc làm mà tôi chắc chắn bất cứ ai nghe qua cũng thấy rất khó chịu.
Trước hết, hai vị cựu giáo sư đã không tự ý ngồi xuống ở hàng ghế đầu, mà hai cụ đều đã được ban tổ chức đưa tới tận nơi. Nếu có lầm lẫn trong việc xếp chỗ (đưa hai cụ lên ngồi hàng ghế đầu) thì việc yêu cầu hai cụ đổi chỗ cũng đã là việc rất không nên. Đằng này, hai cụ rất xứng đáng được mời ngồi ở hàng ghế đầu. Hai cụ đều là những người có tuổi. Đã chắc gì những người khách chưa tới đó đáng được nể trọng hơn hai cụ về tuổi tác?
Hai cụ không thể bị đối xử như vậy. Hai cụ phải được dành cho những cách đối xử trân trọng hơn những người khách chưa tới. Giản dị là vì hai cụ đều là những người từng dậy ở cái trường có tổ chức cựu nữ sinh ấy.
Sau ít phút thì những người khách mời được dành cho hàng ghế đầu cũng lục tục kéo tới. Buổi lễ bắt đầu sau đó, và những người khách đó liền cười nói trò chuyện với nhau thoải mái bất kể nỗ lực thông dịch sang tiếng Anh của ban tổ chức. Tôi nhìn sang thì thấy mấy khuôn mặt đã gặp vài ba lần ở mấy buổi sinh hoạt khác. Họ là những đại diện của mấy khu vực thuộc địa phương, chứ chưa phải là cỡ tiểu bang, và lại càng không phải là cấp liên bang. Những người ấy, có người tuổi tác có thể chưa bằng con cái của hai vị cựu giáo sư. Những đóng góp của họ cho ngôi trường trung học cũ ở Việt Nam phải nói ngay là không có gì. Vậy mà họ được dành cho cách đối xử trịnh trọng hơn là cách đối xử mà người cựu nữ sinh kia dành cho hai cựu giáo sư. Bậy hết chỗ nói.
Kế đến, những người này được mời lên nói dăm ba câu và tặng cho hội cựu nữ sinh mấy tấm bằng khen (tiền chế) mà bất cứ một tổ chức nào mời họ đến, họ đều in ra để tặng cho có lệ. Có một tấm tưởng lục tặng cho hội thì in sai cả tên trường, thành trường TRUONG VUONG. Làm việc như thế thì họ coi ngôi trường của hội có ra cái gì đâu, mà họ lại vẫn được trọng vọng hơn là hai cụ giáo cũ của trường? Một phụ nữ dân cử khác thì trọ trẹ vài câu tiếng Việt đánh dấu sai bét, đọc sai lên sai xuống rồi quay ra cười ngặt nghẽo mãi. Hai người phụ nữ được mời lên sân khấu thì phục sức như vừa đi chợ về. Đôi ba câu phát biểu không sửa soạn trước cùng với lối ăn mặc như vừa kể có phải là thái độ trân trọng đối với ngày hội của trường và cần được đối xử tử tế hơn là cách đối xử dành cho hai cựu giáo sư của trường không?
Tất cả, sau khi xuất hiện cho có lệ thì bỏ về ngay, trong khi đó, hai cô giáo cũ của trường thì ngồi lại đến tận phút chót và lại còn có quà bằng hiện kim không nhỏ cho quĩ hoạt động của trường. Trong khi đó, quà của những ông bà dân cử cho hội chỉ là mấy tờ tưởng lục gọi là ghi nhận việc làm của hội. Rồi liền tất tả biến ngay.
Như vậy, ai là người nên được đối xử tử tế hơn trong dịp này?
Nên nhớ những người đại diện đó cần chúng ta hơn là chúng ta cần họ. Họ cần phiếu của chúng ta. Nếu chúng ta không đi bầu, không bỏ phiếu cho họ thì họ không thể ngồi vào được những chiếc ghế dân cử đó. Bởi thế, không cần dành cho họ những đối xử đặc biệt nào, nhất là không được coi họ cao hơn là những cựu giáo sư của trường.
Thỉnh thoảng đi ngoài đường tôi nhìn thấy những chiếc bumper sticker dán trên cản của những chiếc xe chạy trên đường. Người hút thuốc, chống lại những luật chống hút thuốc thì khẳng định: I SMOKE AND I VOTE. Người chống phá thai thì I AM PRO LIFE AND I VOTE, người ủng hộ quyền sở hữu súng thì I HAVE GUNS AND I VOTE...
Tất cả những cái bumper sticker đó, tuy nghe thì hài hước, nhưng lại chính là những lời hăm dọa nhắm vào các ứng cử viên: chúng tôi có lá phiếu nên các ông các bà phải biết điều với chúng tôi...
Như vậy thì ai cần ai?
Họ mới là người cần và đến với chúng ta là vì họ cần lá phiếu của chúng ta. Nhưng chúng ta thì đã có thời, thời tuổi trẻ đi học của chúng ta, chúng ta đã rất cần các thầy cô của chúng ta. Vậy thì có cần phải quá nịnh bợ những người ấy một cách không cần thiết và quay sang vô lễ với các cựu giáo sư có tuổi của mình như cô cựu nữ sinh kia không?
Tôi nghĩ là không.
Nếu cần phải yêu cầu dời chỗ thì chính tôi mới là người mà bà cựu nữ sinh kia phải chiếu cố. Chứ đuổi hai cô giáo cũ của trường đi ngồi chỗ khác thì vừa bậy vừa hỗn. Không thể tha được.

Ngày 4 tháng 3 năm 2014
Bạn ta,
Ở Việt Nam đang có đề nghị bỏ hẳn việc luyện chữ đẹp cho các học sinh và bỏ luôn việc dậy cho trẻ làm tính nhẩm, vì theo các chuyên viên giáo dục trong nước, thì cả hai việc kể trên đều tốn rất nhiều thì giờ trong khi lại không thực sự hữu ích.
Một ý kiến cho rằng viết chữ đẹp là không cần thiết và việc làm tính nhẩm cũng không nên là chuyện bắt buộc vì học sinh vẫn có thể dùng máy tính để tính rất nhanh.
Máy tính thì nhất định tính nhanh và chính xác hơn tính nhẩm nhiều. Nhưng không phải lúc nào các em cũng có cái máy tính trong tay. Khả năng tính nhẩm vẫn rất cần thiết trong tất cả mọi sinh hoạt thường ngày của chúng ta.
Không biết làm tính nhẩm nên mới xẩy ra chuyện "một quan tiền tốt mang đi / nàng mua những gì mà tính chẳng ra?" đành phải đi hỏi người biết tính nhẩm mới ra đáp số "chẵn thì một quan". Tính nhẩm vẫn cần thiết trong các sinh hoạt bình thường của cuộc sống hàng ngày là vậy. Tại sao lại bỏ đi?
Thế còn chuyện viết chữ đẹp?
Chữ đẹp vẫn còn rất cần thiết. Không phải Lúc nào cũng có sẵn cái computer, cái laptop trong tay, cái điện thoại smart phone để text cho nhau. Vẫn cần cái bút và tờ giấy.
Tuởng tượng những hàng chữ như gà bới, thì lời thư có đẹp cách mấy, cảm tưởng về người có nét chữ xấu nhất định là những cảm tưởng không mấy tốt...
... Em ướp hương vào những giấy thư
Tôi hôn lên chữ một đôi tờ
Nghĩ rằng em gửi hồn thơm đấy
Là bởi lòng kia vẫn ước mơ

Mơ ước hiền như chuyện trẻ thơ
Hoài nghi từng nét mực phai mờ
Chữ "yêu" lượn nét hoa kiều diễm
Tưởng thấy nghìn đuôi mắt hẹn hò
(Đinh Hùng)
Chữ đẹp vẫn là điều cần thiết trong đời sống của chúng ta.
Nhớ lại những bài tập viết ở những năm tiểu học, chúng ta biết ơn các ông thầy, các bà giáo biết là chừng nào. Những bài tập viết hồi ấy ngoài việc luyện cho bàn tay vụng về của chúng ta biết cầm cái quản bút gắn cái ngoài bút lá tre để viết xuống những bài học... bài tập viết còn kèm theo vài ba câu châm ngôn tục ngữ để chúng theo chúng ta suốt bao nhiêu năm sau khi ra khỏi lớp học , chẳng hạn như những câu "anh em như chân như tay", "ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu", " công cha như núi Thái Sơn", "nhất tự vi sư, bán tự vi sư"...
Những đứa bé cúi trên tập vở, viết chữ "o" thì cái miệng phải tròn lại, viết chữ "c" thì phải có cái chống cho khỏi ngã, viết những chữ khác thì phải "xịt" mũi để kéo cái "ống bễ" cho mũi giãi khỏi chẩy xuống vở. Ôi sao mà tôi nhớ cụ giáo Vũ Vĩnh Tuy, cụ Phạm thị Mão, cụ Bùi Đình Côn, cụ Nguyễn thị Nghĩa, cụ Nguyễn thị Huyền (chị ông Nguyễn Cao Kỳ) biết là chừng nào.
Tại sao phải đề nghị bỏ những giờ tập viết ấy đi?
Tiết kiệm được một ít thì giờ để mà tung chưởng đánh nhau, tụt quần áo của nhau ra rồi lấy điện thoại cầm tay ra thu hình cho lên facebook chăng?
Nhân đọc bài báo nói về "đề xuất bỏ luyện chữ đẹp và tính nhẩm nhanh", tôi thấy có một bức ảnh đi kèm với bài viết. Bức ảnh chụp trong một lớp dậy viết chữ đẹp có một ông giáo đang viết trên bảng cho các học sinh xem những hàng chữ đẹp của ông. Người đàn ông còn rất trẻ đang dùng phấn trắng viết lên tấm bảng xanh một bài thơ lục bát. Phải công nhận ông viết chữ rất đẹp. Dùng phấn trắng mà viết được những hàng chữ nét đậm nét nhạt hệt như dùng ngòi bút viết trên giấy.
Ông viết một bài thơ có 4 câu lục bát. Nét chữ chân phương với những dòng này:
Chiều trên đồng lúa
Trời xanh lồng lộng trên đầu
Mênh mông mặt đất một mầu lúa xanh
Nàng thơ thổi gió thênh thênh
Tiếng chim thấáp thoáng như hư không
chu-dep-5-1349351880-480x0-6984-13929787
Bài thơ không hay lắm, thôi thì cũng được, nhưng điều đáng nói ở đây là câu cuối là một câu lạc vận. Câu thứ ba vần hơi khiên cưỡng một chút nhưng có thể tha thứ được: XANH ( câu thứ hai) mà phải vần với THÊNH thì hơi ép nhưng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, THÊNH thì không thể vần với chữ thứ sáu của câu cuối (câu tám) là "LÀ" được.
Vì thế, bài mẫu cho học trò viết theo lại là một bài lục bát không hiệp đúng vần của thơ lục bát. Tiếc biết là chừng nào!
Nhưng đó không phải là bài tập viết sai về âm vận, mà còn có một bài tập viết mẫu khác, chữ viết rất đẹp, nhưng cũng lại sai về cách hiệp vần. Bài viết được viết trên bảng nguyên văn như thế này:
Con yêu mẹ nhất trên đời
Ơn trời nhờ mẹ nên người hôm nay
Cưu mang chín tháng mười ngày
Ba năm ẵm bế đong đầy sữa ngon
Ngày con biết nói ê a
Đầu đời tiếng gọi sẽ là "Mẹ ơi!"
Câu số bốn, chữ cuối "ngon" thì không thể vần với "a" ở cuối câu số năm được.
Có lẽ chi tiết hay nhất, đáng kể nhất trong bài lục bát để trẻ tập viết là câu cuối: "Đầu đời tiếng gọi sẽ là "Mẹ ơi!"
Câu cuối đã minh oan cho những đứa bé Việt Nam, đó là khi học nói, "tiếng đầu lòng" chúng không bao giờ gọi tên cái thằng cha ác quỉ Liên Xô Sít ta lin bao giờ hết.
Còn những bài tập viết khác mà người ta có thể tìm thấy trong internet thì toàn những bài như "Bác là non nước trời mây / Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn..." hay "Đến thăm nhà Bác..."
Thế thì bỏ những bài tập viết dốt nát và ngớ ngẩn như vậy là đúng. Chúng chỉ làm bẩn tâm hồn trẻ thơ đi mà thôi.

Ngày 5 tháng 3 năm 2014
Bạn ta,
Chuyện một số người kéo nhau đến "múa đôi" tại quảng trường Lý Thái Tổ thuộc vườn hoa Chí Linh hôm 16 tháng 2 vừa qua để át giọng những người tổ chức mít tinh tưởng nhớ mấy chục ngàn người Việt bị binh lính của Đặng Tiểu Bình tàn sát trong cuộc chiến biên giới cách đây 35 năm đã được một số ý kiến ví việc làm đó cũng hệt như lũ con hát không biết hờn vong quốc, vẫn ca hát trong tửu gia cạnh bến sông Hoài trong bài tứ tuyệt của Đỗ Mục.
Bài thơ nhan đề Bạc Tần Hoài của họ Đỗ nguyên văn như sau:
Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa
mà một dịch giả đã dịch thành:
Nước lồng khói tỏa, cát trăng pha
Thuyền đỗ sông Hoài cạnh tửu gia
Con hát biết chi hờn mất nước
Cách sông còn hát Hậu Đình Hoa
Hậu Đình Hoa (hoa ở sân sau) là một tập thơ được viết thành nhạc để Trần Hậu Chủ, tức là Trần Thúc Bảo, một ông vua đời Hậu Trần thời Nam Bắc Triều cùng với đám các cung nữ và phi tần hát xướng trong những tiệc tùng linh đình trong cung. Những cuộc vui tưởng như bất tận đó của ông vua ham chơi đã chấm dứt khi quân nhà Tùy kéo đến đánh Đại Thành. Vua Trần Hậu Chủ phải cùng với mấy người cung phi sủng ái nhẩy xuống giếng tự trầm. Người sau cho rằng chính ca khúc Hậu Đình Hoa đã đưa tới việc nhà Hậu Trần bị diệt vong. Hậu Đình Hoa bị coi là khúc ca mất nước.
Đỗ Mục trong một chuyến đi đã neo thuyền trên bến Tần Hoài gần một tửu gia. Đêm khuya trăng lạnh, sương khói mờ mờ, ánh trăng loang trên bến cát. Từ đó, vẫn nghe tiếng đàn hát của các ca nhi trong tửu quán bên kia sông vọng qua. Đám ca nhi như không biết cái hờn mất nước nên vẫn thản nhiên ca hát bản Hậu Đình Hoa.
Đỗ Mục ngậm ngùi khi nghe tiếng đàn giọng hát bay từ bên kia sông tới nên đã viết bài Bạc Tần Hoài. Lời thơ có ý trách những ca nhi trong tửu quán vẫn hằng đêm ca xướng, không biết đến mối nhục mất nước. Nhưng Đỗ Mục làm như vậy có phải là quá nghiêm khắc với những cô thương nữ đó không? Có thể là có. Co lẽ ông không nên đòi hỏi và kỳ vọng quá nhiều vào những người làm nghề ca xướng đó. Họ chỉ có nghề ca hát để kiếm sống. Đêm đêm vẫn phải chuốc rượu cho khách, giúp vui cho khách bằng tiếng đàn, giọng hát. Những người ca nhi đó làm được gì khác hơn là ca hát để nuôi thân?
Bài thơ thì hay nhưng ông già họ Đỗ thì quá khe khắt. Ông không thích nghe thì bịt tai lại và làm thơ tiếp. Không nên quá khó với các cô ca nhi tiếp rượu và hát cho khách nghe.
Vậy thì không nên ví những người thương nữ này với bọn ngợm kéo nhau đến xập xình ở trước tượng đài Lý Thái Tổ trong ngày kỷ niệm những người dân vô tội bị bọn giặc Tầu tàn sát một cách dã man như nhũng bức ảnh chụp đã cho thấy. Một bọn kệch cỡm ôm nhau nhẩy nhót trong ngày kỷ niệm đau đớn như thế thì đáng tởm hơn việc hát xướng của các ca nhi trong tửu lầu bên sông Hoài rất nhiều. Bản nhạc mà bọn chó dại này đem ra dùng để nhẩy nhót với nhau lại là một bản nhạc Tầu nhan đề "Trung Quốc Chính Nghĩa". Bài ca được chuyển dịch sang tiếng Việt với những lời ca như thế này : "Cô gái Trung quốc xinh đẹp như đóa hoa/ đi trên đường phố cô nhìn khắp nơi/ cô nương có đôi môi hồng tươi / chính lúc nàng ngoảnh lại cất tiếng vui tươi / là lúc tiết trời hoan lạc / chính lúc nàng ngoảnh lại cất tiếng vui tươi / là lúc thời tiết âu sầu... cha cha cha... "
Mả mẹ mấy con đĩ cùng với mấy thằng ma cô!
Bọn đười ươi đó mới là bọn bất tri vong quốc hận chứ mấy cô ca nhi trong quán rượu bên sông Hoài thì có đáng trách chi!
Riêng Hà Giang, 2/1979 đã có 3240 người chết dưới bàn tay bọn xâm lược phương Bắc. (
Mẹ cha chúng nó không biết chúng nó có còn nhớ những phụ nữ Việt Nam bị lính Tầu cưỡng hiếp rồi dùng dao cắt vú, khoét âm hộ, quăng xác xuống giếng, hay để mặc cho giòi bọ đục khoét những thân xác tội nghiệp ấy không?
Cha cha cha ... bố tiên sư cụ nhà chúng nó, bọn chó dại, đười ươi nhẩy nhót theo điệu nhạc của bài "Trung Quốc Chính Nghĩa" chứ mấy cô ca nhi bên bến sông Hoài thì tội tình gì!

Ngày 7 tháng 3 năm 2014
Bạn ta,
Cách đây không lâu, tôi có dự một đám cưới và nhận ra một điều là khá nhiều người Việt Nam chúng ta mắc một thứ bệnh trầm kha, đó là bệnh dịch.
Cụ Nguyễn Văn Vĩnh mà còn sống thế nào cụ cũng cho một bài không thua gì bài Gì Cũng Cười đăng trên Đông Dương Tạp Chí để cho chúng ta nhớ đời cho mà coi.
Đại khái chắc cụ sẽ viết rằng An nam ta có một thói lạ là thế nào cũng ... dịch. Bất cứ ở đâu, hễ dịch được là phải dịch ngay. Một cuộc họp le ngoe hai, ba người Mỹ là phải có ngay một người lên sân khấu để dịch. Có khi không có một người Mỹ nào cũng phải dịch. Cử tọa ở dưới toàn các cụ ông, cụ bà chắc còn hiểu và nghe tiếng Việt được. Nhưng vẫn phải dịch mặc dù ở dưới không thấy một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai chỉ nói và hiểu toàn tiếng Anh. Nhưng vẫn dịch.
Đám cưới tôi dự thì chú rể người Việt, cô dâu người Mỹ. Nhà gái có khoảng 5 người ngồi ở một bàn với nhau. Còn lại thì toàn là người Việt phe nhà trai. Thôi thì trong đám cưới Việt Mỹ như vậy, chuyện nói thêm vài ba câu tiếng Anh cho nhà gái hiểu qua loa về đám cưới cũng được đi. Nhưng cũng không cần phải dịch từng câu và tất cả những lời phát biểu cũng như những câu giới thiệu họ hàng, bạn bè thân sơ của chú rể sang tiếng Anh. Bàn nhà gái hình như không mấy để ý tới những chi tiết được dịch sang tiếng Mỹ. Họ nói chuyện với nhau trong khi nhà thông dịch mất bao nhiêu công để dịch trên sân khấu. Họ nhà trai phải nghe phần giới thiệu phát biểu bằng tiếng Việt, rồi sau đó bằng tiếng Mỹ. Và hình như cũng không mấy ai để ý đến những gì hai em-xi Việt Mỹ nói.
Ở một cuộc họp mặt khác, người dịch cũng có toan tính giáo dục cho vài ba người khách Mỹ về văn hóa, lịch sử Việt Nam bằng tiếng Mỹ. Hay lắm, nhưng tôi cũng không nghĩ những người khách Mỹ đó ra về, mang theo được bao nhiêu kiến thức về lịch sử Việt nhờ phần thông dịch sang tiếng Anh đó.
Tưởng tượng vài ba người Việt được mời dự một buổi sinh hoạt của người Thái. Một em-xi nói được tiếng Việt thông dịch từng câu tiếng Thái sang tiếng Việt về xứ Thái, về vài ba triều vua Thái, về lịch sử Thái vài ba trăm năm trước ... sau khi tan cuộc, trở về nhà thì mấy ai trong chúng ta nhớ được tên dài loằng ngoằng của mấy ông vua Thái? Con cái ở nhà hỏi bố đi đâu về thì nhiều lắm cũng là câu trả lời đại khái vừa đi dự một cuộc họp mặt của mấy người Thái, nghe câu được câu chăng về ông vua thuê bà giáo người Anh sang dậy học cho các bà phi và các hoàng tử công chúa là cùng.
Vậy thì dịch tiếng Thái sang tiếng Việt cho ... tôi nghe làm gì cho phí sức?
Bây giờ tưởng tượng chúng ta là mấy người Mỹ đến một cuộc tụ họp của một tổ chức người Việt. Ban tổ chức làm lễ giỗ vua Quang Trung chẳng hạn. Em-xi dịch liên miên về trận Đống Đa, về Tôn Sĩ Nghị, Hứa Thế Hanh, Sầm Nghi Đống... về chuyến hành quân đêm, ngày từ miền Trung ra miền Bắc... Mấy người bạn Mỹ về nhà, khi bị vợ con hỏi về cuộc tụ họp thì thử hỏi bài học Việt sử cấp tốc tại cái hội trường ồn ào đó còn được bao nhiêu trong đầu, và những người Mỹ đó, sau khi nghe về vua QuangTrung, bao nhiêu người còn nhớ đến người anh hùng áo vải Tây Sơn mà em-xi đã cố dịch sang tiếng Anh, hay lại cũng chỉ là cái nhún vai trả lời rằng "Well... they talked about a Vietnamese guy fighting some Chinese guys a couple of hundred years ago... I guess." Đó, nhưng như thế cũng là nhiều rồi.
Thế mà vẫn bắt chúng tôi, đám đông thầm lặng phải ngồi nghe hết phần thông dịch sang Anh ngữ trong khi những người khách Mỹ thì ... như vậy đó.
Nhưng vẫn phải dịch như thường. Trước là khoe tài nói tiếng Anh của mình, sau là vì An nam ta có một thói lạ là thế nào cũng dịch. Người ta khen cũng dịch, người ta chê cũng dịch. Hay cũng dịch, mà dở cũng dịch, quấy cũng dịch. Dịch một cái là mọi việc hết nghiêm trang.


Và chẳng có Mỹ nào thèm nghe cả. Đến khổ!