September 27, 2012

September 28, 2012


Ngày 24 tháng 9 năm 2012
Bạn ta,
Tờ Japan Times trong một số báo phát hành tuần này cho biết chính phủ Bắc kinh vừa ra lệnh cấm phổ biến các sách báo của Nhật, cấm dịch các sách báo Nhật sang tiếng Hoa và thêm vào đó là lệnh cấm bán các sản phẩm văn hóa của Nhật tại Trung quốc.
Lý do chỉ vì người Nhật dám xuống đường biểu tình chống lại thái độ ngang ngược của Trung quốc trong những xích mích phát sinh từ vụ tranh chấp chủ quyền đất đai giữa Bắc kinh và Tokyo về một hòn đảo mang tên là Sensaku mà Bắc kinh gọi là đảo Điếu Ngư ở phía tây của Okinawa.
Tin tức báo chí cho biết người Nhật, trong những cuộc biểu tình ở thủ đô Tokyo đã mặc những chiếc áo thun có in hàng chữ "Đảo Sensaku không phải là đảo Điếu Ngư" và "Đảo Sensaku là của Nhật Bản". Các cuộc biểu tình đều đã diễn ra một cách ôn hòa. Cảnh sát Nhật không can thiệp, không buộc người biểu tình cởi những chiếc áo thun có in hình những hàng chữ kể trên ra. Cảnh sát Nhật cũng không bắt bất cứ một người biểu tình nào mang nhốt vào trại phục hồi nhân phẩm để giam cả năm trời rồi đưa ra tòa phạt tù nặng nề. Tệ hơn nhất là cảnh sát Nhật không dám đạp vào mặt một người biểu tình chống Trung quốc nào. Nhật lại còn để cho những thành viên của Pháp Luân Công đến biểu tình trước đại sứ quán Trung quốc để chửi cha Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo lên rồi cũng không hề can thiệp hay cấm cản đoàn biểu tình này.
Chính phủ Bắc kinh cũng rất tức giận vì không có một thủ tướng Nhật nào ký một bức công hàm chó má khẳng định lập trường Nhật cam kết tôn trọng những đường ranh giới biển mà Trung quốc tự ý vẽ ra để Trung quốc có thể ấn vào mồm bọn lãnh đạo phản động Nhật cho chúng nó câm cha nó mồm lại, khỏi bô bô tuyên bố chủ quyền tại đảo Sensaku.
Ngoài ra, khi thấy tầu bè Trung quốc kéo đến vùng lãnh hải của Nhật, chính phủ Tokyo đã không gọi những chiếc tầu này là tầu "lạ" mà gọi đích danh chúng là tầu Ba Tầu. Nhật lại còn không để cho các tầu lạ này gây trở ngại và khiêu khích các tầu đánh của ngư dân Nhật.
Trung quốc còn nhớ nhà cầm quyền Nhật cũng không chịu chi tiền để cho một công ty điện ảnh Trung quốc làm cuốn phim về Amaterasu, nữ hoàng Thái Dương mặc xường xám, để tóc đuôi sam để chiếu cho người Nhật coi cho toàn dân xấu hổ chơi.
Thế nên nhà cầm quyền Trung quốc rất bực bội, bực bội đến nỗi phải cấm luôn cả việc dịch và phổ biến các sản phẩm văn hóa như sách báo của Nhật tại Hoa lục.
Phen này, dân Hoa lục sẽ không còn được đọc sách báo Nhật, không còn được xem Người Phu Xe, La Sanh Môn, Bẩy Người Hiệp Sĩ, Người Ruồi Gieo Máu Lửa, Hiệp Sĩ Mù Nghe Gió Kiếm, Anh Gắng Nuôi Con … của Nhật nữa.
Nhưng cũng còn may, vì người Nhật vẫn còn được xem phim Tầu chuyển âm sang tiếng Nhật bằng giọng lúc thì ngắc ngứ, lúc thì nói năng như ăn cướp nữa.
Nhưng nếu sau này chính phủ Nhật bầy đặt đưa ra những hạn chế, cấm cản không cho công dân Trung quốc vào Nhật xây nhà cửa mở doanh nghiệp ở với nhau, làm việc với nhau, y sĩ Trung quốc tuồn vào Nhật hành nghề lậu thì người Nhật vẫn có thể sang Việt Nam để xem người Hoa tự do tác yêu tác quái ở nước Việt, tha hồ khai thác các mỏ của quốc gia này mặc tình, chiếm đất đai, hải đảo, sông biển như chúng là mả bố Mao Trạch Đông không bằng.
Người Nhật mê phim Tầu không nên lo nữa. Cứ việc sang California, mở truyền hình Việt Nam ra mà coi là bao nhiêu phim Tầu cũng có hết. Nếu muốn đi du lịch Trung quốc cũng được ngay với giá vé rẻ như bèo, lại được tiếp đãi hết sức tử tế.
Tha hồ, lệnh cấm của Trung quốc không hề được áp dụng tại California. Ở trong nước Việt Nam, việc phổ biến phim ảnh của Trung quốc vẫn được tự do diễn ra, chính là nhờ ở chính sách khôn ngoan của chính phủ ta.
Biểu tình chống Trung quốc thì cho công an đạp vỡ mặt ra. Chống lại chính sách bành trướng cướp đất của nước bạn Trung quốc thì nhốt lại, phang cho vài án tù thật nặng.
Trong khi đó, dân nước tôi tiếp tục tha hồ xem phim Tầu, du lịch Trung quốc, ăn hoa quả trái cây nhiễm độc mua từ Trung quốc. Ở Việt Nam thì người ta bán nông sản, hải sản ngon lành cho Trung quốc để mua lại gà, thịt heo thối của Trung quốc cho cả nước ăn. Phụ nữ Việt vẫn được đem xuất cảng sang Trung quốc, không hề bị hạn chế bằng định số (quota) bao giờ. Chung qui chỉ tại cách hành xử dại dột của chính phủ Nhật mà ra. Nước chúng tôi không làm như Nhật bao giờ. Có gì chúng tôi đưa thằng cha chích dạo sang ôm lấy cái đít béo của Tập Cận Bình hít hà khen thơm phức là yên ngay. Thằng y tá vườn ấy lại được cho về nước cai trị đất nước chúng tôi để cả nước tiến lên làm ngôi sao thứ sáu trên cái "ngũ (xuất) tinh hồng kỳ", cái cờ năm ngôi sao cho thỏa mãn thú tính của cả bọn chó má đang đứng ngồi ở Hà Nội.

Ngày 25 tháng 9 năm 2012
Bạn ta,
Trần Thúc Bảo là một ông vua nổi tiếng là hào hoa của thời Nam Bắc triều. Hậu cung lúc nào cũng vang tiếng nhã nhạc với cả trăm phi tần trong cảnh lầu vàng điện ngọc, màn lụa, trướng gấm, cửa giát vàng sáng ngời lộng lẫy.
Nhà vua có hai cung phi mà ông đặc biệt sủng ái là Trương Lệ Hoa và Khổng Quí Tần. Hai người phụ nữ giỏi nghề thơ phú, nhan sắc lại đẹp tuyệt. Cung điện có xây núi Nghinh Phong, có hồ Ngoạn Nguyệt, ngày nào cũng là hội lớn để nhà vua vui với người đẹp, đắm chìm trong hoan lạc. Các nghệ sĩ, thi nhân được mời tới ngâm vịnh cho nhà vua và hai người đẹp thưởng lãm. Những khúc ngâm soạn ra trong những bữa tiệc đó được ghi lại thành những tập nhạc, trong đó có một bài hay nhất nhan đề là Hậu Đình Hoa, nghĩa là những bông hoa ở sân sau để cung nữ đàn hát cho nhà vua nghe. Hậu Đình Hoa là khúc hát bay bướm nhưng cũng hết sức phong tình, dâm đãng.
Nhà vua ngày đêm đắm chìm trong những cuộc truy hoan, lơ là việc nước khiến vua nhà Tùy lợi dụng cảnh suy vi của nhà Trần, đưa quân sang đánh úp vào lúc nhà vua đang say khướt bên các giai nhân. Giặc bắt được đám mỹ nữ tại một cái giếng và đâm chết cả lũ. Trần Hậu quá đau đớn phát điên lên rồi chết.
Sử viết rằng nhà Trần mất ngôi cũng là vì bài Hậu Đình Hoa, bài hát được mô tả là ủy mị, dâm dật.
Trong Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều cũng có nhắc tới bài ca này. (…Vườn Tây Uyển khúc trùng thanh dạ / Gác Lâm Xuân điệu ngã Đình Hoa…)
Đỗ Mục, một nhà thơ đời Đường trong một đêm đậu thuyền ở bến Tần Hoài (tên khúc sông từ tỉnh Giang Tô chẩy lên phía bắc nhập vào sông Trường Giang) khi nghe vọng từ bên kia sông giọng hát của những người ca nữ hát bài Hậu Đình Hoa đã viết lại cảnh này trong bài thơ nhan đề Bạc Tần Hoài:
Yên lung hàn thủy, nguyệt lung sa
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa
Bài thơ này có thể tạm dịch sang tiếng Việt như thế này:
Khói tràn nước lạnh, trăng trên cát
Thuyền ghé Tần Hoài cạnh tửu gia
Kỹ nữ chẳng đau buồn mất nước
Bên sông hát khúc Hậu Đình Hoa
Hôm nay tôi đọc được những bản tin ở trong nước nói là ca sĩ X, ca sĩ Y đã được phép về trình diễn tại Việt Nam. Hiện chưa rõ bao giờ những người này sẽ làm công việc đi về kiếm ít tiền đó. Có thể bạn sẽ nhẩy dựng lên để phản đối. Nhẹ ra thì một hai câu chửi. Nặng ra thì vài chục câu. Nhưng tôi nghĩ bạn không nên nổi nóng như thế. Họ có về thì cũng là để "dzớt cú chót" như một người có thẩm quyền trong việc cho những người này về nước hát đã nói với một tờ báo trong nước. Rõ ràng đây không phải là một phê phán tốt đẹp về người sắp trở về.Thực ra thì cũng đã có một số giọng hát đã về Việt Nam trình diễn và cũng đã phải nói vài ba điều lăng nhăng trong những lần ca hát này, những lời lẽ càng khiến cho xấu mặt chính họ và không có được bao nhiêu sự mến mộ, kính trọng mà những người có liêm sỉ dành cho họ.
Nhưng thôi, tại sao lại phải chờ đợi quá nhiều nơi những người như thế. Có hát thì cứ hát, nhưng không cần phải lôi chính bản thân của mình ra nhục mạ như họ đã làm.
Không biết có ai dám bênh nhạc sĩ Việt Khang được một câu không? Thí dụ nói rằng chỉ hát khi Việt Khang được thả, hay mở đầu chương trình bằng bài Anh Là Ai chẳng hạn.
Hay dành vài ba phút nhớ tới những cái tên Điếu Cầy, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải? Hay chỉ nói năng lảm nhảm vài câu chửi cha chuyến đi tìm tự do của mình để cho vui lòng bọn chó má?
Chính những câu nói bậy bạ ấy chỉ làm cho mình nhỏ đi mà thôi.
Nhưng có điều tôi không bao giờ phải lo, đó là giọng hát tôi yêu từ suốt mấy chục năm nay sẽ không xin xỏ về nước để hát.
Đó là giọng Thái Thanh. Giọng hát ấy sẽ không bao giờ bỏ chúng ta.

Ngày 26 tháng 9 năm 2012
Bạn ta,
Như bạn biết, tôi không mang họ Nguyễn. Tôi không hề căm thù, mà cũng không đặc biệt ưu ái những người mang họ Nguyễn.
Họ Nguyễn là một họ lớn ở Việt Nam, đi đâu cũng gặp họ Nguyễn. Bạn bè của tôi, và những người có liên hệ với tôi cũng có nhiều người họ Nguyễn. Một số người Mỹ có chút ít hiểu biết về Việt Nam thì coi chúng ta, người Việt Nam, ai cũng là họ Nguyễn hết. Nhưng chúng ta cũng không bao giờ thấy bực bội về sự hiểu lầm đó.
Hồi trước năm 1975, trong những chuyến đi ở trong nước Mỹ cũng như ở một vài nuớc khác, khi tìm thấy trong những cuốn điện thoại niên giám ở những trạm điện thoại công cộng dọc đường được một, hai người mang họ Nguyễn như thấy được …người sang, thì tôi liền gọi đến, nhận họ hàng ngay. Và gần như tất cả mọi lần tôi đều được mời về nhà hay cho đi ăn một bữa. Nói vậy để bạn hiểu tôi không có gì chống đối hay coi thường họ Nguyễn, một cái họ cũng đã từng làm vua nước Việt được bao nhiêu đời. Trong khi cái họ của tôi, tổ tiên mang họ Trần, sau khi nhà Trần suy vi, phải đổi thành cái họ ở trên viết bằng chữ "phi", ở dưới viết bằng chữ "y" để giữ lại chút dấu tích … ở trần, không (phi) quần áo (y) của dòng họ.
Hôm qua, nhân vào một trang báo điện tử ở trong nước, tôi tò mò phí thì giờ đọc hết một bài viết vớ vẩn về một phụ nữ trẻ mà tôi không biết cô là người thế nào, nổi tiếng nhờ cái gì ngoài việc dao kéo, bơm hút, căng kéo ở nhiều khu vực trên người, đóng vài ba cuốn phim tôi chưa được coi nên không rõ tài nghệ diễn xuất tới đâu, lập gia đình với một người đàn ông Pháp từng có vài ba cuộc tình lăng nhăng, đã có một hai người vợ và có con ở Việt Nam và ở Thái. Đương sự, người phụ nữ trẻ này, hình như cũng có vài ba tấm ảnh chụp để "lộ hàng" tức là phơi ra một vài khúc của thân thể để đổi lấy sự nổi tiếng. Cô trả lời một cuộc phỏng vấn, kể ra những chuyện chẳng ra đâu vào đâu của cô, về chuyện cô bị người chồng Tây bỏ, nhưng cô vẫn rất kiêu hãnh về con người của cô. Thành tích của cô chỉ có vậy.
Thôi thì cứ kiêu hãnh như thế đi thì cũng chẳng sao, nhưng cô lại nói tiếp một câu khiến người đọc thấy cô sấc láo một cách vô cùng ngu xuẩn. Cô tự cho là một nghệ sĩ có tiếng tăm, chứ nếu cô chỉ là một phụ nữ họ Nguyễn, với cái tên tầm thường như Nguyễn thị Thanh Vân chẳng hạn, có bằng cao đẳng quản trị kinh doanh, nói tiếng Anh ở cấp B… thì chắc cô sẽ chỉ làm thư ký, làm tiếp tân trong một công ty kinh doanh nho nhỏ (nguyên văn) mà thôi.
Nhưng cô không họ Nguyễn, mà họ Phi. Tên của cô là Phi Thanh Vân. Cô nói nếu họ Nguyễn, mà cô nghĩ là tầm thường, không sang trọng và quí phái, thì cho dù có bằng cao đẳng quản trtị kinh doanh, cô sẽ chỉ là một phụ nữ tầm thường, công việc làm nhiều lắm là thư ký cho một công ty nhỏ.
Nhưng cô là Phi Thanh Vân, không có bằng cao đẳng quản trị kinh doanh , nên không làm thư ký tiếp tân cho một văn phòng nho nhỏ, không làm nghề buôn bán để lương khoảng 5 hay 7 triệu một tháng.
Thế thì đáng tiếc cho cô thật. Cô không là những thứ vừa kể trên nên cô theo đuổi nghệ thuật, nhận mình là "một người vô cùng nghệ sĩ" trong lúc bị chồng xù bỏ cho ở lại trong căn phòng một mình với ly cà phê lúc 4 giờ.
Tôi mà là nhà báo phỏng vấn cô, thì tôi phải hét lên cho cô nghe rõ rằng mang cái tên với họ Nguyễn không bao giờ là người đáng phải để cho cô dè bỉu, khinh miệt như vậy. Và nếu người phụ nữ họ Nguyễn đó lại có cái bằng cao đẳng quản trị ở một đại học tử tế thì người phụ nữ họ Nguyễn ấy chắc chắn phải giữ một chức vụ cao quí , xứng đáng nào đó chứ không bao giờ ngồi trong cái văn phòng nho nhỏ như cô nghĩ đâu.
Mà cũng không đến nỗi phải lấy một anh Tây playboy đến Việt Nam dụ dỗ vài ba phụ nữ đâu.
Cô Phi Thanh Vân ơi, cô là cái gì mà dám mở mồm nói ra những lời miệt thị những người không mang họ Phi của cô, những người mang họ Nguyễn như vậy chứ!

Ngày 27 tháng 9 năm 2012
Bạn ta,
Một nữ độc giả ở Oregon mới đây có viết cho mục gỡ rối tơ lòng Dear Abby một bức thư khá dài sau khi chấm dứt cuộc sống hôn nhân kéo dài 29 năm với người chồng tệ bạc.
Nàng hình như không ra bờ sông tháo cái nhẫn "ma dê" ném xuống sông như người đàn bà trong thơ của Tú Xương, nhưng quăng cái nhẫn đi thì nàng có làm.
Việc tháo cái nhẫn "ma dê" quăng đi là chuyện dễ, nàng đã làm rồi. Cái nhẫn đã ra đi, đã rời khỏi ngón tay áp út của bàn tay trái, nhưng kỷ niệm của cuộc hôn nhân không hạnh phúc của nàng thì vẫn còn nguyên. Nó vẫn còn nguyên, mà lại rất dễ thấy. Nó là cái vết hằn ở nơi mà cái nhẫn từng ngự trị suốt 29 năm nơi ngón tay đeo nhẫn thì vẫn còn. Cái nhẫn tạo thành một vết cắt rất sâu trên đốt thứ ba của ngón tay. Bản án ly dị đã được tòa ký từ cả năm trước, nhưng vết hằn trên ngón tay thì vẫn còn.
Trong thời gian một năm, nàng đã làm đủ cách nhưng cái vết hằn đó ở nguyên chỗ cũ. Nàng có lên cân nhưng toàn lên ở những chỗ không cần lên. Trong khi cái vết hằn lõm ở ngón tay thì vẫn không chịu đầy lên chút nào.
Phải chi vết hằn trên … lưng con ngựa hoang là một kỷ niệm đẹp thì cũng chẳng sao, nhưng nó lại là nhắc nhớ của một đoạn đời sống không mấy vui nên nàng rất khổ tâm. Nàng cho biết sẵn sàng nhờ đường kim mũi chỉ, con dao cái kéo miễn sao cái dấu tích ô nhục đó không còn nữa.
Dear Abby gợi ý chỉ cần một mũi botox là dấu tích cuộc tình không may đó sẽ ra đi hệt như những vết chân chim quái ác mà thời gian đã để lại trên những khóe mắt, khóe môi của nàng. Đắm đò giặt mẹt. Một công đôi việc. Đến chích mấy lít (?) botox, tiện thể cho cái ngón tay một phát là xong chứ gì.
Kể ra thì cách giải quyết như Dear Abby đề nghị cũng khả dĩ. Nhưng chuyện đi chích botox cũng là chuyện rắc rối, không giản dị chút nào. Vài ba tháng lại phải đi chích lại.
Vậy thì tại sao không nhìn nó bằng một cái nhìn khác? Có cái vết hằn đó thì đã sao? Vẫn đeo cái nhẫn đó trong tay thì đã sao? Càng hấp dẫn chứ. Việc gì phải khổ sở vì nó?
Nhưng tại sao lại phải đeo nó đã? Tại sao không quyết liệt không đeo cái gì trên người ngoại trừ cái đồng hồ? Mà ngày nay, đồng hồ cũng không ai thèm đeo nữa thì đeo cái nhẫn vào tay làm gì?
Ai bắt phải đeo nó? Nếu nhân loại phải đeo nhẫn thì những cái nhẫn đã phải ở trên ngón tay của chúng ta từ lúc chào đời. Thượng đế có đeo nhẫn cho chúng ta đâu mà chúng ta lại làm công việc trái với ý của ngài vậy?
Cứ nhất định phải đeo cái vòng vào ngón tay thì kiếm cái nhẫn tốt nghiệp trung học hay đại học mà đeo cho oai.
Bộ chưa nghe câu … tục ngữ Ăng lê này hay sao? At the wedding, one ring is put on the wife’s finger and the other is put through the husband’s nose.
Vậy thì nàng có cái vết hằn trên ngón tay cũng có chết con ngựa hoang nào đâu!

Ngày 28 tháng 9 năm 2012
Bạn ta,

Từ suốt mấy chục năm nay, tôi vẫn lái xe đi làm mỗi ngày, nhưng bạn cũng hiểu rằng không ai có thể lái xe từ nhà đến thẳng bàn giấy mà không phải đặt chân xuống đường, không phải băng ngang qua đường, có khi ở ngã tư đèn xanh đèn đỏ, có khi ở những chỗ không có đèn lưu thông.
Tôi phải băng ngang qua đường từ bãi đậu xe vào sở, và trong ngày, thêm vài ba lần để đi ăn trưa, đi mua báo, và buổi chiều trở lại chỗ đậu xe để lấy xe đi về nhà.
Chuyện băng ngang qua đường là việc làm thường xuyên của tôi mỗi ngày. Hơn năm mươi năm nay, ở Việt Nam, cũng như ở những thành phố khác ở ngoài Việt Nam, mỗi ngày tôi đều phải làm công việc đó, ngoại trừ trong những ngày ốm đau sầu não liệt giường liệt chiếu, lết vào buồng tắm còn khó, nói chi đến chuyện ra đường thì phải thôi. Suốt bằng ấy năm, tôi không bao giờ gặp bất cứ một khó khăn nào khi băng ngang qua đường.
Bài học ông cụ dậy cho về cách băng ngang qua đường hồi còn bé ở Hải Phòng, rồi ở Hà Nội: nhìn kỹ hai chiều xe trước khi bước xuống đường, cẩn thận để tránh xe, đừng bao giờ nghĩ là xe sẽ tránh mình. Cho đến nay, chân tay vẫn toàn vẹn là nhờ bài học quí giá đó.
Chuyện phải băng ngang qua đường mỗi ngày, có lẽ ai cũng phải làm. Ngoại trừ Andrei Gromyko, bộ trưởng ngoại giao Liên Xô, trong suốt nhiều năm không hề biết cái mặt đường là gì, vì chàng được xe đưa tận cửa, xe rước tận nhà để đi tới sở làm như một bài báo viết về chàng trên tờ Newsweek đã lâu.
Là người kinh nghiệm đầy mình về chuyện băng ngang qua đường như thế nên tôi rất bực Ann Landers khi đọc câu trả lời của nàng trên báo sáng nay. Một độc giả viết cho nàng, nói rằng bà rất không ưa chuyện chiếu giường, bà ghét cay ghét đắng sinh hoạt mà bà mô tả là messy (bẩn thỉu, nhớp nhúa, bầy nhầy, mất trật tự, bừa bộn, không thứ tự... ). Và đó là chưa kể đến những điều lệ, qui luật về sex cùng với những nguy hiểm đi kèm với hoạt động này.
Ann Landers, trong phần trả lời, có chia buồn với bà độc giả vì bà không tìm được lạc thú trong hoạt động phong phú (rich) và đem lại nhiều đền đáp (rewarding) đó.
Nhưng Ann Landers nói thêm rằng chuyện sex có đi kèm nhiều nguy hiểm thật, nhưng việc đi qua đường cũng thế.
Ann Landers tầm bậy là ở chỗ đem việc băng ngang qua đường của tôi để so sánh với chuyện sex. Ann Landers không còn có thể sai lầm hơn là nàng đã sai lầm trong câu trả lời này.
Chuyện sang đường là một chuyện có những nguy hiểm của nó, nhưng không thể so sánh với sex như Ann Landers đã nói được.
Làm đúng theo lời chỉ dậy của ông cụ tôi, của luật giao thông thì không thể nào thình lình một chiếc xe vận tải 18 bánh lao đầu, đâm rầm vào người bộ hành. Chúng ta phải thấy nó từ trước. Tiếng máy diesel, mùi khói khét lẹt cùng với tiếng còi xé tai của nó... chúng ta nhất định phải nghe, phải ngửi thấy trước hàng vài ba chục thước. Và chiếc xe 18 bánh kéo theo chiếc rờ moọc cũng không bao giờ nhắm người đi đường vô tội mà đâm vào. Những chiếc xe hung hãn này cũng không bao giờ leo lề kiếm người bộ hành mà cán. Chúng lại càng không theo những người bộ hành này vào tận phòng ngủ của họ.
Và nếu có làm những việc vừa kể, và cán xong được những người bộ hành khốn khổ đó, thì những chiếc xe vận tải 18 bánh đó sẽ bị đưa ra tòa kiện tan xác, bắt bồi thường cho nạn nhân chết luôn.
Không bao giờ có chuyện chiếc xe vận tải 18 bánh vác đơn đi kiện người bộ hành mà nó cán gần chết đó.
Cán xong người bộ hành, chiếc xe 18 bánh cũng không lôi thuốc lá ra hút, nhìn lên trần nhà thưởng thức khói thuốc mặc cho nạn nhân nằm lăn lộn bên cạnh. Chiếc vận tải 18 bánh quái ác ấy cũng không bắt nạn nhân quay sang, vòng tay ôm lấy, nói rằng rất yêu giàn máy 20 xy lanh, 60 van, 450 mã lực, 18 vỏ Michelin, fuel injection vân vân nhất cõi đời...
Và nhất là cho dù có bị chiếc xe 18 bánh máy diesel cán bẹp ruột, nạn nhân, khi tỉnh lại trong bệnh viện cũng không bao giờ thấy chiếc xe oan nghiệt đó đến bên giường, dắt theo một chiếc xe vận tải nhỏ, đòi nạn nhân trả tiền mua xăng diesel cho nó.
Như thế thì việc đem chuyện băng ngang qua đường để ví von, so sánh với sex như Ann Landers làm là sai bét, bậy bạ không để đâu cho hết.
Không thể tha được. Hai chuyện khác nhau như ngày và... đêm ấy chứ!

September 20, 2012

September 21, 2012

Ngày 17 tháng 9 năm 2012
Bạn ta,
Theo luật Sharia của Hồi giáo, bộ luật được áp dụng triệt để ở Ả Rập Xê Út, các phụ nữ ở vương quốc dầu hỏa này bị cấm tuyệt, không được cho ra ngoài làm việc ở những nơi công cộng.
Luôn cả các việc làm tại các cửa hàng, các cơ sở thương mại đều không được dành cho các phụ nữ. Lý do là vì khi làm các công việc đó, phụ nữ sẽ phải có những tiếp xúc với những người đàn ông không phải là người trong gia đình. Và đó là điều cấm kỵ. Mùa màng phải được bảo vệ bằng mọi giá. Đất ta, ta cầy, ruộng ta, ta cấy.
Luật nói rõ phụ nữ khi ra đường phải đi với (những) người (đàn ông) trong gia đình. Không là chồng thì phải là anh, em, chú bác, hay con trai. Tóc phải che lại, không để cho đứa khác dòm. Áo quần kín mít từ đầu đến chân. Hở cái mắt cá chân ra cũng là không được. Vì thế, chị em không sợ bị những người đàn ông khác ... thưởng thức nên cứ ăn uống thả giàn, tha hồ béo phì ra như những con chút chít. Có đua đòi mặc cái quần jean thì cũng vẫn phải có cái hijab đen xịt che lại. Về nhà, chồng muốn coi thì mới cởi (cái hijab) ra cho coi.
Cũng chính bởi thế, tôi cứ nghĩ rằng các nàng không cần kiểu cọ gì nhiều, bất quá lấy mảnh vải quấn khúc trên, khúc dưới lại cũng được chứ ai mà biết được các chị cũng thích ưỡn ẹo bằng những sản phẩm của Victoria’s Secrets.
Một bài báo của tờ Daily Telegraph xuất bản ở Luân Đôn vừa cho tôi biết điều đó. Và cũng nhờ bài báo vừa kể nên tôi mới biết luật Sharia đã gây khó xử cho không ít những người đàn ông ở Ả Rập Xê Út, và chắc chắn, luôn cho cả những người đàn ông ở các xứ Hồi giáo khác.
Đây nhá, luật Sharia cấm đàn bà đi làm ở bên ngoài, thì lấy ai bán hàng đây? Thì đàn ông chứ ai!
Đàn ông ở Ả Rập Xê Út phải lãnh hết. Thế là các chàng phải đứng bán hàng, bán đủ các thứ hàng quần áo, đồ chơi, xe cộ... Và dĩ nhiên là đàn ông cũng phải (?) làm việc tại các tiệm bán quần áo phụ nữ, kể cả các thứ quần áo lót phụ nữ. Đàn bà Ả Rập Xê Út đến các tiệm bán quần áo lót phụ nữ để mua các món phụ tùng đều phải gặp những người đàn ông bán hàng tại đây. Các chàng sẽ cho ý kiến, có khi còn gợi ý cho các loại kiểu cọ cho khách. Nào là push-up, khóa đằng trước, khóa đằng sau, sợi mì (?) spagetti, các loại "cup" khác nhau vân vân. Thế thì luật Sharia hại mấy anh chồng rồi còn chi. Đã không muốn những người đàn ông khác ... thấy vợ mình thì luật cấm phụ nữ đi làm bên ngoài lại gián tiếp cho những tên đàn ông khác thưởng lãm tài sản của mình thì có buồn không. Đâu phải phụ nữ nào cũng có thể bay qua những nước khác để "shop" như vợ con cán bộ nhà nước Hà Nội. Chả nhẽ cứ đo lấy, rồi khum khum bàn tay lại, chạy bay ra tiệm bán "nội y" rồi nhờ người ... coi tay, đoán hộ cho chữ A hay chữ B, hay chữ ...F.
Làm như thế thì thảm họa còn ghê khiếp hơn là những chi tiết báo Mỹ vẫn viết chình ình trên các quảng cáo: 80% women in the U.S. wear the wrong size (bras)! Nguy hiểm còn hơn cả chữ " tác" đánh chữ "tộ", chữ "ngộ" đánh chữ "quá", chữ A (?) đánh chữ C (?) chẳng hạn.
Không thể tiếp tục để cho những đứa đàn ông khác coi của các cậu được.
Thế nên cuối cùng, tuần này, quốc vương Ả Rập Xê Út đã ký một sắc lệnh cấm đàn ông làm việc tại các cửa hàng bán quần áo lót phụ nữ. Và từ nay, phụ nữ Ả Rập Xê Út sẽ được phép đi làm tại các cửa hàng bán lingeries.
Tờ Daily Telegraph cho biết lập tức, hơn 20 ngàn phụ nữ đã nộp đơn xin việc tại các cửa hàng bán quần áo lót ở khắp nơi thuộc Ả Rập Xê Út.
Và như thế, bỗng vài trăm người đàn ông mất việc, lại phải ra sa mạc chăn dê kiếm sống qua ngày, hay cùng quá thì đầu quân cho Al Qaeda cho đỡ hận đời đen bạc.
Từ nay các phụ nữ Ả Rập Xê Út có thể đi "shop" thoải mái, không còn phải mắc cở như trước nữa. Các tiệm bán quần áo lót sẽ là No Men’s Land, mấy cậu đàn ông sẽ không còn được héo lánh vào trong nữa. Các cậu sẽ ngồi, mặt chẩy dài ra như những người đàn ông Mỹ trước cửa các cửa tiệm Victoria’s Secrets ở Mỹ này vậy.
Mấy cậu đàn ông này muốn mua quà cho người mà không phải là bà chằng lửa ở nhà thì nên mua qua catalogue . Nhớ là trả bằng money order để không có dấu tích nào trên credit card nhá.

Ngày 18 tháng 9 năm 2012
Bạn ta,
Tờ Providence Journal ở Rhode Island tuần trước vừa chạy một bản tin về một phụ nữ dậy cho con vẹt của bà chửi thề tục tĩu nhắm vào một phụ nữ hàng xóm. Chủ con vẹt bị bà hàng xóm kiện đưa ra tòa.
Chuyện xẩy ra ở thị trấn Warwick. Con vẹt là một con cockatoe có một chùm lông trên đầu rất đẹp. Khi nó nói, chùm lông trên đầu dựng ngược lên, và cứ sau khi nói, nó lại gật gù coi bộ sung sướng lắm.
Con vẹt tên là Willy. Nó biết độc có một tiếng duy nhất: whore!
Và có khi nó lập đi lập lại tiếng đó liên tiếp hàng 10 hay 15 phút. Có điều nó chỉ nói mỗi khi nó thấy người hàng xóm phụ nữ, xuất hiện ở cửa sổ. Con Willie lại rất to tiếng. Nói một hồi mỏi miệng, nó lại gật gù ra vẻ đã đời lắm.
Nội vụ bắt đầu khi chủ nó bị ông chồng ôm cầm thuyền khác, sang ngang với bà hàng xóm và dọn sang nhà nàng. Mà nhà nàng thì lại ở phía bên kia cái giậu mồng tơi xanh rờn mới khiến cho cựu đệ nhất phu nhân điên tiết lên mỗi lần trông thấy người đàn ông tệ bạc và con đàn bà khốn nạn ưỡn ẹo ngay trước mắt ở căn nhà bên cạnh.
Sau vụ này ít lâu, con vẹt Willie bắt đầu nói chữ "whore" đó mỗi khi nó thấy bà hàng xóm xuất hiện. Từ trong cái lồng để sát cửa sổ hướng sang nhà bên cạnh, chuyện nói năng của nó quả đã làm người hàng xóm rất bực nên bà quyết định đưa chủ nó ra tòa về tội làm mất sự bình yên (disturb the peace) cho bà bằng lời lẽ tục tĩu của con vẹt. Whore nghĩa là con đĩ.
Tòa có thể sẽ dùng bộ luật liên quan đến các loại thú vật để khép bà vào tội không nuôi con vẹt đúng cách, gây ồn ào, quấy rầy hàng xóm. Tòa không thể phạt con vẹt về tội dùng obscene language, ngôn ngữ tục tĩu được.
Không biết vụ này sẽ đi về đâu. Chẳng lẽ tòa bắt chủ con vẹt cắt lưỡi nó hay tẩm bột rồi chiên nó. Như thế thì có thể ông tòa sẽ bị tổ chức PETA (People for the Ethical Treatment of Animals) kiện cho nát xương.
Mà dậy nó làm sạch ngôn ngữ lại cũng không được. Các chuyên gia về tâm lý thú vật nói rằng mấy con vẹt này dậy (teach) thì dễ, nhưng dậy để bỏ những điều chúng đã học được (unlearn) thì rất khó.
Tờ báo cho biết bà hàng xóm có thể sẽ bán nhà dọn đi chỗ khác để khỏi bị con vẹt mô tả mình một cách chính xác (?) như vậy. Chủ con vẹt sẽ không còn đối tượng để chọc quê nữa. Con vẹt sẽ tiếp tục lẩm bẩm một mình tiếng nó học được của chủ nó. Chỉ sợ người lạ đi qua lại tưởng là nó rao hàng (?) cho chủ thì cũng phiền.
Nhưng nếu bà không muốn dính dáng tới một người đàn ông khác nữa sau vụ này, thì bà chỉ cần nuôi thêm một con chó và một con mèo là đủ.
Một nhà văn người Anh, bà Marie Corelli (1855-1924) có lần nói rằng bà thấy không cần phải lấy chồng vì ở nhà, bà nuôi ba con vật làm được tất cả những điều mà một người chồng thường làm: đó là một con chó sáng dậy đã gầm gừ, một con vẹt chửi thề suốt ngày và một con mèo đi biệt tối khuya mới về nhà.
Nhưng nếu muốn, bà cũng có thể cho thuê con vẹt để người thuê có thể dùng nó thay lời mình gọi những bà bạn gái của những bác trai mà không ai dám đụng tới dù cho là một sợi lông của nó.
Chao ơi, sao lúc cần nó thì lại không có nó để nhờ nó thăm hỏi một vài người ở đây nhỉ!

Ngày 19 tháng 9 năm 2012
Bạn ta,
Chỉ điểm là việc làm không bao giờ được coi là tốt đẹp. Chỉ điểm thực ra còn tệ hại hơn méc bu rất nhiều. Hành động chỉ điểm bao giờ cũng đem lại thảm họa cho người bị ngón tay chỉ về phía họ. Bao nhiêu nhà cách mạng yêu nước Việt Nam đã chết, đã chịu cảnh tù đầy dã man của người Pháp vì những trò chỉ điểm đốn mạt. Ông Già Bến Ngự Phan Bội Châu bị một thằng chó bán cho Pháp lấy 10 ngàn tiền Hương Cảng. Thằng chó ấy là ai thì mọi người đều đã biết. Nó đang nằm ở quảng trường Ba Đình. Bao nhiêu người dân Huế cũng đã chết hồi Tết Mậu Thân vì bị bọn nằm vùng chỉ điểm cho Việt Cộng.
Nhưng trong một vài trường hợp, dùng cái ngón tay trỏ cũng là cần thiết. Như trường hợp một người đàn ông mà tôi tin là hiện đang có nhiều người muốn giết ông ta. Tôi mà biết người đàn ông này ở đâu, tôi sẽ chỉ điểm ngay. Tôi sẽ chỉ cho bất cứ một nhóm nào sẵn sàng có biện pháp với ông ta. Dẫu cho biện pháp ấy có quyết liệt đến đâu đi chăng nữa.
Người đàn ông ấy tên là Nakoula Basseley Nakoula. Đương sự mồm ngang mũi dọc ra sao thì nhiều người đã rõ. Ông ta ở San Diego nhưng nay ông ta và cả gia đình của ông ta đều đã dọn ra khỏi địa chỉ cũ. Có thể cảnh sát Mỹ đã biết địa chỉ mới của ông ta. Nhưng Hoa kỳ lần này chắc sẽ chẳng làm gì ông ta mặc dù ông ta đã từng bị phạt tù về tội lừa đảo.
Việc làm mới đây nhất, hay nói đúng ra là hậu quả của việc ông ta làm thực ra đáng trừng phạt hơn là tội lừa đảo rất nhiều.
Việc làm đó của ông ta tôi không coi là việc chính phủ Mỹ cần phải trừng phạt. Nước Mỹ tôn trọng quyền tự do ngôn luận. Quyền này được Tu Chính Án số Một bảo đảm. Ông làm một cuộn phim. Việc làm phim là quyền của ông ta. Làm cuốn phim là một cách bầy tỏ tư tưởng, một việc làm trong khuôn khổ của tự do ngôn luận. Nhưng cuốn phim ông ta làm thì lại làm phát sinh ra rất nhiều phản ứng của những bọn điên dại trong mấy ngày qua ở rất nhiều nơi trên thế giới. Giận cá chém thớt. Không giết được ông ta, thì giết tạm hơn một chục công dân Mỹ vậy. Bọn điên dại quay sang tấn công cả công dân của một số quốc gia Tây phương khác không hề dính líu gì tới ông ta hay việc làm của ông ta.
Nakoula Basseley Nakoula làm một cuốn phim mang tựa đề là Innocence Of Muslims. Trong phim, giáo chủ của Hồi giáo, tiên tri Mohamad được mô tả là một người dâm đãng, nhiều vợ, nhiều bạn gái, lại còn thêm trò thích hành dâm với trẻ con ( polygamist, child molester). Những chi tiết đó đúng hay không thì tôi không rõ. Nhưng việc nêu ra những điều đó, theo những người theo Hồi giáo, là việc làm xúc phạm nặng nề tới tiên tri Mohamed và cần phải bị trừng phạt.
Không kiếm được con cá Nakoula thì chém tạm cái thớt vậy. Lập tức một loạt bạo động bùng ra ở một số quốc gia Hồi giáo. Đám đông xuống đường tấn công các cơ sở của Hoa kỳ và các nước Tây phương khác, gây tổn thất vật chất và sinh mạng đáng kể.
Không biết tại sao Nakoula làm cuốn pim đó, và mục tiêu của vệc làm cuốn phim đó là gì. Nhưng vì cuốn phim đó, máu đã đổ, một vài binh sĩ Hoa kỳ đã mất mạng vì những đám đông phẫn nộ. Một nhà ngoại giao cao cấp của Hoa kỳ đã thiệt mạng tại Libya, sau khi cơ sở ngoại giao của Mỹ tại Bengazi bị đốt phá. Biểu tình chống Mỹ tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi. Trong khi đó, Hoa kỳ và người dân Mỹ hoàn toàn không có lỗi gì hết. Nakoula là một người di dân gốc Ai Cập theo một nhánh Thiên chúa giáo. Việc làm cuốn phim về Hồi giáo của Nakoula đã gây rất nhiều khó khăn và nguy hiểm cho nước Mỹ và người Mỹ.
Nếu những người Hồi giáo cần phải giết kẻ xúc phạm tiên tri Mohamed để hả cơn giận thì tôi sẽ chỉ chỗ kiếm Nakoula cho mà giết!
Chỉ điểm xong rồi còn đề nghị vài cách giết gây ra nhiều đau đớn cho Nakoula nữa chứ không phải là chỉ chỉ điểm không thôi đâu.
Cho nó chừa cái tật làm phiền người khác đi.
Chỉ điểm mà có một lương tâm trong sáng thì cũng nên chỉ điểm lắm chứ!

Ngày 20 tháng 9 năm 2012
Bạn ta,
Cũng vác máy ảnh đi săn hình nhưng những paparazzi là những người hoàn toàn khác các phóng viên nhiếp ảnh, nhất là các phóng viên nhiếp ảnh chiến trường vào sinh ra tử ở ngay tuyến đầu mặt trận, những người cầm máy ảnh ghi lại những sự thật kinh hoàng giữa nơi mũi tên hòn đạn. Không ít những người này đã chết hệt như những người lính ngoài mặt trận.. Họ là những người đáng được kính phục.
Larry Borrows chết trong khi ngồi trực thăng khi đi theo đoàn quân đánh sang Lào. Trong trận Mậu Thân cũng mấy người chết của AP, UPI, Time, AFP... Những chiếc Nikon, Leica đã giúp họ tường thuật những trận đánh ác liệt nhất trong những năm chiến tranh Việt Nam.
Những tấm thẻ báo chí đã giúp họ đi tới được những nơi nguy hiểm nhất, những nơi hạn chế không cho những người thường đi tới.
Hình ảnh lãng mạn như William Holden trong phim Love Is A Many Splendored Thing trong chiến tranh Cao Ly cứ ở mãi trong đầu rất nhiều người.
Ở Sài Gòn, tại những cuộc họp báo quân sự của Mỹ cũng như của Việt Nam, họ được những đối xử đặc biệt hơn những thứ ký giả và phóng viên khác. Tuy cũng có một số bị phía Việt Nam Cộng Hòa rất ghét vì những bức ảnh họ chụp không thuận lợi cho Việt Nam. Eddie Adams, người chụp cảnh tướng Loan bắn chết người đặc công Việt Cộng ở đường Sư Vạn Hạnh năm 1968 chẳng hạn.
Những chiếc áo kaki 4 túi (safari jacket) trông vừa giống Ernest Hemingway đi săn sư tử ở Phi châu, vừa có nét phong sương, giang hồ, liều lĩnh. Một hai chiếc Nikon đeo trên cổ lại càng làm cho họ trở thành những người mặc quần áo đẹp (best dressed) nhất như trong những quảng cáo của máy ảnh Nikon thời ấy. Một tấm thẻ báo chí, trên túi áo ngực có chữ PRESS là họ có thể đi khắp nơi. Họ là những nhà báo thứ thiệt.
Nhưng Paparazzi, tiếng Ý có nghĩa là những con bọ, muỗi mòng gây khó chịu cho người ta, quả là những thứ ruồi muỗi. Họ theo sát những nhân vật nổi tiếng, những ca sĩ, tài tử và bất cứ ai có ít nhiều tăm tiếng để chụp những bức ảnh "nóng" nhất, vào những lúc sơ kỳ bất ý nhất của đối tượng nạn nhân. Bằng cách theo sát không rời, hay bằng những ống kính telé, hay kính zoom có thể thu ngắn khoảng cách lại, họ sẽ tìm cách chụp những bức ảnh không ai muốn bị chụp. Họ đem bán chúng cho những tờ báo lá cải để những tờ báo này bán được thêm báo và gia tăng số độc giả.
Tính tò mò của con người cũng giúp nuôi sống họ. Các paparazzi thường bị ghét nhiều hơn là được ưa vì cách làm việc của họ.
Jacqueline Oanasis bị chụp trong lúc khỏa thân tắm nắng và bức ảnh đó được bán cho tờ Hustler. Nick Nolte có bức ảnh chụp khi bị cảnh sát bắt về tội say rượu lái xe.
Nick Nolte mugshot
Jayne Mansfield bị chụp khi một chiếc vú rơi ra ngoài áo. Marlon Brando bị chụp với thân hình to béo như một con heo, tóc tai rũ rượi. Các paparazzi sống bằng những bức hình đó. Trong phim Godfather, Sonny, con trai của bố già đập vỡ máy chụp ảnh của một paparazzo rồi quăng mấy tờ giấy bạc xuống đất vì người này tìm cách chụp ảnh đám cưới em gái của Sonny.
Mới đây, vợ hoàng tử William của nước Anh là Kate Middleton bị chụp mấy bức hình khi tắm nắng với William ở một biệt thự tại Pháp. Một vài bức đã được tung lên báo. Nhưng hoàng gia Anh cũng đã thành công trong nỗ lực ngăn không cho những bức hình đó bị phổ biến thêm.
Các paparazzi có thể nại quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hành nghề để đòi được phổ biến những bức ảnh đó. Nhưng giả sử đó là những bức ảnh chụp mẹ, vợ, con gái họ thì họ có còn muốn chúng bị phơi bầy ra khắp nơi không?
Có thể họ chưa nghe câu nói của Khổng Tử: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân. Điều gì mình không muốn ai làm cho mình thì đừng làm điều ấy cho người khác. Thỉnh thoảng ở đây tôi cũng thấy một người đàn ông đeo một hai cái máy ảnh và mang theo một thùng đồ nghề trông kiểu cọ lắm. Ông còn mặc một chiếc vest có hàng chữ PRESS ở lưng trông như một phóng viên nhiếp ảnh thực sự. Ở cổ ông cũng đeo mấy cái thẻ có hình không biết của ai cấp. Có lẽ ông trình diễn nhiều hơn. Ở đây có ai cấm ông mang máy chụp cảnh chợ búa, hay trong mấy tiệm karaoke nhẩy đầm đâu mà ông trang bị như sắp ra mặt trận đến nơi.
Hay chữ PRESS chỉ có nghĩa là ... ủi quần áo ?

September 13, 2012

September 14, 2012

Ngày 10 tháng 9 năm 2012
Bạn ta,
Tháng 9 đã qua được hơn một tuần. Những người tự nhận và cũng có thể đó là những người được (nhiều người) coi là có thẩm quyền về thời trang, những người mà người Mỹ gọi là fashion police, nói rằng sau tháng 9, không ai còn mặc quần áo trắng ngoại trừ các y tá làm việc tại các bệnh viện, cho đến mùa hè sang năm . Nhưng điều đó dường như cũng không còn đúng nữa.
Gần hai năm trước, trong chuyến vào bệnh viện để được mổ by-pass, tôi biết được điều đó. Các cô y tá làm việc trong bệnh viện không mặc đồng phục trắng như hình ảnh từ nhiều năm, tôi vẫn có trong đầu nữa. Thay vì những chiếc áo trắng, họ mặc những chiếc áo gọi là scrubs. Đó là những chiếc áo, không phải là mầu trắng nữa, mà là những mầu khác, có khi còn là những chiếc áo in hình hoa rất vui mắt.
Vì thế, mầu trắng vẫn chỉ còn tiếp tục được mặc bởi các tay chơi rẻ tiền ở Địa Trung Hải và các ông trùm Mafia sau tháng 9.
Những chiếc áo mầu khác hơn là mầu trắng của những người làm việc trong bệnh viện làm cho không khí ở bệnh viện có đổi khác. Nó không còn lạnh toát, "vô cảm", thuốc men như trước nữa. Trong vài ba lần đi ăn trưa ở mấy tiệm ăn gần một bệnh viện ở thành phố tôi đang sống, tôi thấy có những người mặc nguyên đồng phục của bệnh viện, những cái scrubs đến ăn trưa. Tôi nghĩ có thể họ không có nhiều thì giờ để thay quần áo nên cứ mặc nguyên những chiếc scrubs đi ăn cho tiện. Nhưng tôi nghĩ những người ấy trở lại bệnh viện để lấy máu, đo nhiệt độ cho bệnh nhân cùng với những chiếc áo còn đầy mùi tiệm ăn với mỡ hành, mùi dầu chiên xào đồ ăn thì phiền quá.
Thời gian ở các tiệm ăn, ngoài không khí mỡ màng bám vào áo, biết đâu còn đi theo những chiếc áo trở lại nơi làm việc là những con vi trùng vô cùng mất dậy để nhẩy sang bám lấy các bệnh nhân thì sao. Đã chắc gì những người này khi trở về bệnh viện sẽ thay những chiếc áo mới, sạch sẽ trước khi làm việc trở lại với các bệnh nhân.
Đó là chưa nói đến chuyện những chiếc áo đó có thể mang vi trùng đến tiệm ăn tặng cho các thực khách mấy chục ngàn con mang về làm kỷ niệm.
Nhưng tại một tiệm ăn khác, tôi lại được thấy, không phải một lần, mà vài ba lần, một chiếc áo scrubs đi ra, đi vào tận nhà bếp để, theo một người bạn cho biết, nấu nướng cho tiệm. Những người khác đi cùng cũng cho biết như thế. Tưởng tượng người y sĩ ấy từ phòng khám bệnh hay phòng mổ của nhà thương đi thẳng tới tiệm ăn, rồi vào thẳng nhà bếp để nấu nướng, thì phiền cho thực khách biết bao nhiêu. Những người làm công việc nấu nướng tuy có thể không phải lúc nào cũng sạch sẽ, vệ sinh lý tưởng từ nhà, từ ngoài đường, trong chợ ... đến nhà bếp để nấu nướng, nhưng có thể những nơi ấy vẫn sạch sẽ hơn là những cái phòng khám bệnh, những phòng mổ của nhà thương.
Mấy năm trước, một bài viết đọc được trong internet nói rằng các y sĩ không nên đeo ca vát đến bệnh viện vì những cái ca vát là những thứ bẩn nhất sau khi những người đeo chúng ra vào bệnh viện nhiều lần. Chúng ta giặt quần áo mặc trên người thường hơn là giặt ca vát. Những chiếc ca vát mà còn bẩn như vậy, huống chi là những cái scrubs. Dẫu sao những chiếc ca vát cũng không tiếp xúc với bệnh nhân và vi trùng nhiều và trực tiếp như những cái scrubs.
Không hiểu người đàn ông ấy nghĩ sao mà lại mặc nguyên cái scrubs của bệnh viện tới nấu nướng trong bếp của nhà hàng (hình như là của ông). Đó là trường hợp ông đến thẳng tiệm ăn. Nhưng nếu ông lấy một chiếc mới để mặc vào trước khi tới tiệm ăn thì điều đó cũng không làm cho thực khách yên bụng chút nào. Điều đó làm cho ông trông không professional bao nhiêu.
Nếu một vũ nữ nhẩy strip-tease không đi hầu tòa bằng hai ba miếng vải nhỏ dán trên người, ông tòa không mặc nguyên chiếc áo đen đi ... hát cô đầu thì những cái scrubs nên để lại bệnh viện thì hơn chăng?

Ngày 11 tháng 9 năm 2012
Bạn ta,
Tôi còn nhớ mãi một bài học lịch sử mà tôi phải học thuộc lòng hồi ở lớp 3 tiểu học. Bài học ấy cùng với bài đức dục và bài cách trí mà tôi đã ra rả tụng trong suốt một buổi trưa để đọc cho ông bố tôi trước khi được phép đi học. "Luật bất thành văn" là không thuộc bài thì không được đi học, lại còn quắn đít lên với hàng chục chiếc roi mây nữa là khác.
Tôi nhớ mãi bài lịch sử ấy có câu "Lê Long Đĩnh tức là Lê Ngọa Triều vì dâm dục quá độ nên phải nằm mỗi khi ngự triều..." Tôi trả bài cho ông bố tôi xong rồi thì quay lại hỏi ông rằng "dâm dục" nghĩa là gì. Ông bố tôi trả lời rằng "lớn lên con sẽ biết".
Đó cũng là câu trả lời thỉnh thoảng tôi lại bị ném cho mỗi khi tôi ... thắc mắc nhiều (?) quá với ông bố tôi.
Tôi hiểu (về sau khi đã lớn lên) có thể đó là những câu hỏi mà "ông giáo Bảo" ở nhà không tiện trả lời (như câu hỏi về cái tính của ông vua nhà Lê). Hay có thể là những câu mà ông có cố gắng giảng tôi cũng không thể hiểu được (về máy bay phản lực mà tôi đọc trên báo chẳng hạn). Hoặc giả cũng có thể câu hỏi không có ích lợi gì, như chuyện mua họ (chơi hụi) của mẹ tôi và rất nhiều những thắc mắc vớ vẩn khác của tôi.
Rồi mấy chục năm sau, đến lượt con tôi hỏi tôi về hòa đàm Paris khi nó 5 tuổi, hồi năm 1973. Câu trả lời của tôi đưa ra cũng lại là "lớn lên con sẽ biết".
Nhưng cũng có những câu hỏi, những thắc mắc cần được giải thích, cần phải được nói rõ ngay ra, không cần phải đợi "lớn lên" sẽ biết sau được.
Một cuốn sách giáo khoa cho các học sinh cỡ tuổi của tôi hồi mấy chục năm trước, cuốn Tiếng Việt lớp 3 đã buộc những người có thẩm quyền cũng như trách nhiệm quay ra né tránh một cách ngu xuẩn như mấy bài báo trong nước vừa cho biết. Cuốn sách vừa ra đời thì nhiều phụ huynh thắc mắc vì sao tác giả cuốn sách đã rất mơ hồ, hay nói thẳng ra là không dám nói ra sự thực, cho dù đó là sự thực lịch sử mà hồi bằng tuổi các học sinh tiểu học ở trong nước ngày nay, chúng tôi đã biết, đã được dậy kỹ. Một bài viết trong cuốn sách đề cập đến cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng nhưng lại không nói rõ hai bà đánh giặc nào. Người viết đã cố tình né không dám viết là hai bà đánh giặc Hán. Khi có nhiều ý kiến thắc mắc về việc né tránh đó, tác giả cuốn sách là giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết đã phải viết một bài đăng báo để giải thích. Ông Thuyết nói rằng việc nêu hay không nêu tên giặc Hán là "chuyện nhỏ". Người viết nói rằng các học sinh sẽ được giảng rõ hơn ở các lớp khác, hay nếu không, các em cũng có thể được thầy cô hay phụ huynh ở nhà giải thích. Vẫn theo ông Thuyết, các học sinh (lớp 3) cũng có thể vào internet hay đọc các sách vở khác để hiểu.
Nhưng sách của ông viết thì ông không nhắc tên giặc Hán. Muốn biết thì tự tìm hiểu lấy, hay về nhà hỏi cha mẹ cũng được.
Thế thì viết sách giáo khoa làm con mẹ gì? Đâu phải ai cũng ngu xuẩn và hèn nhát như ông giáo sư tiến sĩ viết sách giáo khoa?
Hơn nửa thế kỷ trước, ở một lớp tiểu học ở Hà Nội chúng tôi đâu có phải tự tìm hiểu hay đi hỏi người nhà để học thêm. Chúng tôi được dậy thật rõ: hai bà Trưng đánh giặc Hán từ Tầu kéo sang đô hộ nước ta. Ngô Quyền, Phùng Hưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung đều đánh Tầu, chỉ tên của các triều đại là khác, còn thì tất cả đều là Tầu hết. Độc lập là phải như thế. Khoe là độc lập, tự do mà đụng vào cái mả mẹ Trung quốc là không dám thì độc lập cái con chó gì.
Giáo sư tiến sĩ gì mà dốt và hèn đến như thế? Mà thôi, tầu của Ba Tầu vi phạm hải phận, hiếp đáp ngư dân Việt Nam ngay trong lãnh hải Việt Nam mà bọn chó dại chỉ biết câm mồm liếm cứt bọn Tầu, phải gọi đó là những "tầu lạ", không dám gọi đích danh chúng nó ra thì sá gì cái thứ giáo sư tiến sĩ vừa dốt vừa hèn như Nguyễn Minh Thuyết.
Chỉ tội cho tuổi trẻ Việt Nam bị cái thứ xuẩn động như thế dậy dỗ, giáo dục để thành những thứ nô dịch mới trong tương lai.

Ngày 12 tháng 9 năm 2012
Bạn ta,
Trang quảng cáo có hình ba phụ nữ đứng quay lưng về phía người đọc. Cả ba đều mặc những chiếc quần bó rất sát, bầy rất rõ những khu vực của cơ thể mà nhờ đó, Jennifer Lopez được nói đến rất nhiều.
Chạy gần suốt chiều ngang của trang báo, là hai hàng chữ nguyên văn như thế này: When you feel this clean, you're confident enough to wear anything. Khi bạn thấy sạch sẽ như thế này thì bạn cũng đủ tự tin để mặc bất cứ gì.
Nếu chỉ xem bức hình, rồi đọc hàng chữ chạy ngang trang báo, thì khó mà có thể đoán nó quảng cáo cho sản phẩm gì. Cái sơ mi lụa trắng khó giặt? Không sạch sẽ, mặc nửa buổi là cái cổ đen xì, làm sao tẩy hết được bụi trần? Cứ mỗi lần mặc, lại giặt khô một lần, giặt mười lần thì bằng giá mua của cái áo mới chăng? Hay là quảng cáo bột giặt? Giặt giũ sạch sẽ rồi thì mặc gì chẳng được. Cứ mặc rồi đem giặt là lại sạch ngay. Ðói cho sạch, rách cho thơm! Hay những dòng chữ được dùng để dậy cho người đọc câu tục ngữ Việt Nam đó?
Nhưng ngó xuống cuối trang báo, thì người ta biết ngay thứ sản phẩm được quảng cáo: những cuộn giấy tròn không thể thiếu trong những cái buồng tắm. Bức hình được dùng để quảng cáo cho những cuộn giấy đi cầu.
Mặc dù bức hình cho thấy ba người phụ nữ đi những đôi dép rất đẹp. Nhưng rõ ràng là sự sạch sẽ mà quảng cáo nói đến không hề là ở nơi những bàn chân của ba cô mặc dù đó là những bàn chân sạch.
Ai lại dùng giấy Cottonelle để lau... chân bao giờ?
Những cuộn giấy tròn đó chỉ được dùng để làm sạch một vùng duy nhất của cơ thể. Không phải là hai cánh tay rất sạch và trắng của người phụ nữ đứng giữa.
Không cần phải là khoa học gia hoả tiễn cũng có thể biết đó là vùng nào, khu vực nào, như một lối nói của người Mỹ. Quảng cáo nói rằng những cuộn giấy đó khi dùng cùng với những tờ giấy được làm ẩm sẵn (pre-moistened) sẽ cho người dùng một cảm giác sạch sẽ hơn.
Tôi rất biết ơn sản phẩm của công ty Cottonelle từ khi sang sống ở Bắc Mỹ và trong suốt bằng ấy năm, bao giờ cũng vẫn chỉ trung thành với Cottonelle, không bao giờ đụng tới White Cloud hay bất cứ một thứ sản phẩm nào khác. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự hữu hiệu của Cottonelle. Biết ơn nó mỗi lần xé những tờ giấy đôi ấy, vì biết rằng không có nó, làm sao bộ sách Hồ Chí Minh Toàn Tập tiếp tục còn nguyên không mất trang nào và được đặt trong tủ sách ở nhà từ bao nhiêu năm nay. Cottonelle là cứu tinh của Hồ chủ tịch, làm sao tôi quên được điều đó.
Nhưng có cần phải quảng cáo cho nó bằng bức hình đầy những gợi ý kinh khủng đó không? Chắc chắn là không. Cottonelle là một cái tên ai cũng biết, nếu sống ở Mỹ và Canada. Dùng nó để làm gì thì không ai là không biết. Vậy nên nó làm cái khu vực nào sạch trong cơ thể chúng ta, cũng không còn là điều cần phải đem ra nói cho rõ nữa.
Nhưng những người trong công ty Cottonelle đã thấy cần phải nói lên điều ấy. Thật là thô bỉ và tệ lậu vô cùng.
Cũng may mà Cottonelle không sản xuất những thứ mà phụ nữ phải cần đến mỗi tháng vài ba ngày. Nếu Cottonelle sản xuất những sản phẩm này thì quảng cáo của họ sẽ như thế nào?
Cũng phải kín đáo một chút chứ.
Thỉnh thoảng vào siêu thị, có mua mấy cuộn Cottonelle thì cũng cẩn thận để xuống dưới, che lại bằng Coca Cola, Heineken, trái cây chứ ai đời mua cả chục bịch rồi nghều nghễu đẩy xe ra quầy tính tiền như thể muốn khoe cho cả chợ biết rằng tui tuy có một mình nhưng mà dùng nhiều Cottonelle lắm à nha... sạch kinh khủng đấy nhá... không tin thì coi... tôi mua bằng này cuộn đây nè!
Xem xong cái quảng cáo Cottonelle làm sao người ta không thể không nghĩ đến những cuộn giấy mỗi khi ra đường trông thấy những thứ từng làm cho Jennifer Lopez nổi tiếng cho được?
Chán ghê vậy đó.

Ngày 13 tháng 9 năm 2012
Bạn ta,
Nữ hoàng Victoria của nước Anh (1819-1901) là một bà già khó chịu, mặt mũi lúc nào cũng khó đăm đăm, cái quạt phành phạch trên tay, có điều gì phật ý là lại vênh mặt lên nói một câu nhớ đời, không một ai là không từng nghe : "I am not amused." Tao không vui.
Bà trị vì (từ năm 1836) vào lúc nước Anh còn là một đế quốc hùng mạnh, câu "The sun never sets on British Empire " (mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh) là để nói đến đế quốc Anh thời Victoria.
Nhưng điều mà nhiều người nhớ đến nhiều nhất về triều đại Victoria là cái thái độ đạo đức cứng ngắc và lạc hậu về đời sống tình dục của người Anh trong những năm bà ngồi trên ngai vàng.
No sex, we are British là câu người Anh vẫn đùa nói với nhau mỗi khi nhắc đến sự thiếu cởi mở trong những năm đó. Giữa một Âu châu còn sót lại những thái độ như vậy về tình dục của thời Victoria thì Sigmund Freud quả là đã làm chấn động với tâm lý học với những tư tưởng táo bạo của ông.
Mọi người sẽ tưởng Victoria là người mỗi khi Albert, ông chồng người Ðức của bà chui vào giường buổi tối, bà chỉ biết nhắm mắt lại và nghĩ tới nước Anh, mong cho mọi chuyện xong càng sớm càng tốt. Nhưng những tiết lộ sau khi bà qua đời cho thấy thực ra, nữ hoàng Victoria không phải lúc nào cũng "close the eyes and think of England " như lời các bà mẹ dặn dò con gái khi đi về nhà chồng.
Bà và Albert có với nhau 4 hoàng tử và 5 công chúa. Vậy thì Victoria và Albert cũng bận rộn lắm đấy chứ.
Nhiều sử gia cho rằng nữ hoàng không biết sì tin, sì tẩy gì hết, cứ nhắm mắt và nghĩ tới nước Anh mà thôi, nghĩa là rất cù lần về chuyện chăn gối với Albert.
Một chi tiết về Victoria mà tôi đọc được mới đây cho thấy có thể Victoria biết nhiều hơn là lịch sử vẫn nói. Có thể bà cũng sì tin sì tẩy chứ không cù lần như các sách vở vẫn nói. Nhất là sau khi Albert chết, theo những tiết lộ của những người biết chuyện, bà cũng có một liên hệ với một người đàn ông khác trong triều, rất giống liên hệ giữa Constance, bà bá tước và người làm vườn trong cuốn Lady Chatterley's Lover của D.H. Lawrence.
Intimate handwritten letters from Queen Victoria, in which she reveals her grief at the death of John Brown
Queen Victoria with John Brown in 1868. There was unease in court circles about their friendship
Năm 1860, Victoria ra một sắc lệnh nói rõ rằng những ai không có vợ thì không được cho gia nhập đội ngự lâm Her Majesty's Rifle Corps. Lý do là theo lời nữ hoàng, những người đàn ông có vợ, có đời sống vợ chồng bình thường, bắn giỏi hơn những người đàn ông không có vợ (... normal married life improves a man's marksmanship... )
A điều đó bây giờ tôi mới được nghe. Hồi đi học quân sự, hình như điểm bắn của tôi dở lắm. Nhưng tôi vẫn tưởng chuyện bắn dở của mình là do hai cái đít chai Coca gây ra. Bây giờ mới biết là không có vợ bắn dở ẹc. Có vợ bắn mới giỏi, mới trăm phát trăm trúng. Không có vợ là lại bắn chỉ thiên trúng người như nhân dân tự vệ ở đầu đường ngay.
Albert, chồng của Victoria không phải là một quân nhân. Không thấy sử sách nói gì về những chiến công của ông nhưng chắc ông là tay súng có hạng. Ðây nhé, ông có vợ, vợ lại là nữ hoàng Anh, người cai trị cả một đế quốc rộng lớn nhất thế giới thời ấy. Ðó là một điều đảm bảo ông bắn rất giỏi. Ông lại chăm chỉ, cần mẫn với vợ: hai người có với nhau 9 con vừa trai vừa gái.
Tưởng tượng Victoria đã được Albert thì thầm vào tai 9 lần rằng chàng bắn trúng mục tiêu thì Victoria phải đi đến kết luận rằng các xạ thủ có vợ bắn giỏi hơn các xạ thủ không có vợ.
Chuyện đó dễ hiểu. Văn ôn, võ luyện. Ngày nào cũng vác súng ra xạ trường tập tác xạ thì bắn phải giỏi, phải trúng chứ. Không có xạ trường, không dùng súng thường xuyên, lâu lâu mới bắn được một phát thì làm sao mà bắn giỏi được.
Kinh nghiệm máu xương (?) thì nói phải đúng chứ. Nhưng tại sao lại có câu "I am not amused" lôi ra mà nói hoài vậy?
Hay Albert cũng có lúc "bắn súng không nên phải đền đạn"?

Ngày 14 tháng 9 năm 2012
Bạn ta,
Theo một cuộc nghiên cứu của một đại học, trung bình mỗi ngày, một người đàn ông, từ sáng đến tối, nói khoảng 2000 chữ. Trong khi đó, một phụ nữ trung bình, cũng chỉ từ sáng đến tối, nói chừng 5000 chữ.
Như vậy là có những chênh lệch thấy rõ trong số lượng tín hiệu của hai đài phát thanh.
Vài chục ngàn năm trước, khi người đàn ông bình thường và khỏe mạnh buổi tối trở về hang đá sau một ngày rượt theo, bắt hụt mấy con nai, cầm cái chầy vồ quăng vào góc, ngồi xuống bên ngọn lửa cháy bập bùng nổ lách tách, mắt ngó đăm đăm vào đống than hồng, thỉnh thoảng gãi sồn sột, gục gặc vài tiếng trong khi má sấp nhỏ ngồi khâu mấy miếng da thú bên cạnh nói huyên thuyên về con mụ ở hang bên cạnh mới có khúc xương của chồng tặng để đeo vào mũi cho tăng nhan sắc thì người đàn ông tiền sử, không nói năng chi hết. Nhưng ông cũng không hề tỉnh bơ người đàn bà như nàng có thể nghĩ. Người đàn ông đó chỉ mắc cái tội ít nói mà thôi. Lúc đó, số chữ mà ông ta nói ra không phải là 2000, có thể chỉ là 200 vì ngôn ngữ loài người chưa phát triển để có nhiều chữ cho chàng nói. Tán nàng, nhiều lắm chỉ đại khái mấy câu như: "Mày coi ngon như miếng thịt bò rừng bê bết máu", là cùng. Nhưng nàng hoàn toàn vui vẻ với bằng ấy chữ ít oi của chàng.
Nhưng bây giờ, về đến nhà, sau khi quăng cái ca vát lên ghế, gieo mình xuống chiếc ghế Lazyboy, tay cầm cái hộp viễn khiển truyền hình bấm hết đài Fox, lại CNN, qua MSNBC... để theo dõi tin tức  thì người đàn ông của thế kỷ 21 lập tức bị đổ cho cái tội kinh khủng là không còn "quan tâm, lưu ý gì đến con gái già này nữa"...
Mẹ cháu không hề hiểu rằng bố cháu lúc về đến nhà thì đã hết chữ để nói sau khi dùng hết 2000 chữ ở ngoài đường (để chửi mấy đứa lái xe khốn nạn, đổi lane không thèm ra hiệu, cắt ngang trước đầu xe bố cháu), ở sở để nói phải quấy với các xếp trai cũng như xếp gái (vừa xí trai, vừa xí gái, lại dốt nát, lười biếng, trốn việc, thù vặt, nhỏ nhen, bần tiện,) các đồng nghiệp (ăn nói nhăng nhít, ngớ ngẩn, cười khục khặc như đười ươi Borneo, lâu lâu bơm nước hoa gây ô nhiễm trầm trọng môi trường sống của cả sở, nhan sắc làm bạt vía cả những người đàn ông hết ham sống và liều lĩnh nhất) thì làm sao còn chữ đâu để mà nói với mẹ cháu nữa.
Trong khi đó thì mẹ cháu cũng đâu có ăn nói kiểu như:
... Nói đi em, lời tự tình thánh thót
Hẹn ngàn năm trong một phút êm đềm
Lời tự tình, em hãy nói đi em
Lời tình tự cũng là lời bỡ ngỡ.
..

Mà ông Ðinh Hùng đã viết một cách sai bét như trong Ðường Vào Tình Sử.
Luôn luôn là cảnh mẹ cháu dùng chân đá cho cái ghế một cú, tay chống vào mạng sườn, hất hàm: "I want to talk! Are you listening to me? Anh nghe tôi nói gì không?... Anh không thể là người Việt trầm lặng với tôi như thế. Bộ anh tưởng anh là Graham Greene hay sao? Tôi đã chán cái silent treatment của anh lắm rồi. Tôi muốn được đối xử như một người. Anh nghe chưa? Anh mở miệng ra nói chuyện với tôi coi. Tôi nói phải có người trả lời hiểu không? Bộ anh lại quay ra đóng vai bức tường Bá Linh sao? Tôi không muốn nói chuyện với bức tường anh hiểu không? Anh làm ơn cho tôi biết tại sao mấy hôm nay điện thoại reo, tôi nhấc máy lên thì con đĩ đầu bên kia bỏ máy xuống? Nó là con nào? Nó không trả lời nhưng tôi thừa biết nó là con đĩ. Tôi không ngu như nó và anh nghĩ đâu....Bla bla bla bla bla bla bla ( chữ thứ 4998) bla bla ( chữ thứ 5000)...
Im lặng được trả lại cho làng xóm. Mai nói tiếp. Người đàn ông vươn vai đứng dậy ngó người đàn bà và nói: "Anh yêu..." (đến đây, chưa hết câu, còn thiếu cái túc từ "em" nữa thì đó cũng là chữ thứ 2000, chữ cuối cùng trong ngày, không thể nói thêm được nữa. Hú vía).
Cả hai đều đã hết chữ nói với nhau. Ðúng hệt như cuộc nghiên cứu cho thấy.

September 6, 2012

September 7, 2012


Ngày 4 tháng 9 năm 2012
Bạn ta,
Mấy hôm trước, trong lúc vào internet, tình cờ tôi xem được một YouTube dài khoảng 2 phút với hình ảnh của một em bé khoảng 4 tuổi, giọng nói Hà Nội khá rõ ràng, không chút ngọng nghịu. Nhưng nghe kỹ thì tôi không biết phải nghĩ như thế nào nữa.
Em bé mặc áo đầm, chân đi đôi giầy rất kiểu cọ, quàng trên vai một chiếc túi như để sửa soạn đi shop, tay cầm một chiếc cell phone, và nói vào điện thoại những câu nói ít ai có thể tưởng tượng ra được.
Đó là những lời lẽ hết sức nặng nề, đầy giọng trì chiết như từ miệng của một người đàn bà điêu ngoa, độc ác, đanh đá nói với người chồng ở đầu bên kia: "A hóa ra anh nói dối em. Anh còn đi về quê làm gì nữa? Anh có biết là em rất quan tâm đến anh mà anh chả quan tâm gì đến em? Bây giờ, em sẽ ở với chồng khác mà không ở với anh nữa… Anh hỏi con làm gì? Nó đang ăn… muốn nói chuyện với con làm gì? Nó ghét anh rồi đấy…
Toàn là những ngôn ngữ của một người lớn, của một người phụ nữ đay nghiến người chồng cũ, sau khi bỏ đi để theo một người đàn ông mới. Người phụ nữ còn dùng cả một chiêu rất độc ác hệt như trong những vụ vợ chồng bỏ nhau: ly gián cha con, ngăn không cho con nói chuyện với bố, dậy cho con ghét bố... Rồi quay sang bảo người đàn ông mới dẫn đi ăn kem, đi shop.
Cô gái nhỏ nhất định không thể tự nghĩ ra được những câu nói như thế. Có thể em đã nghe rất nhiều lần ở nhà. Cũng có thể em được dậy từng câu, từng chữ vì em nói bằng giọng rất lưu loát, lên bổng xuống trầm, không có vẻ gì là ngượng nghịu, thiếu tự nhiên.
Không phải chỉ là những câu trách móc nhẹ nhàng, mà toàn là những câu mang đầy nét hiện thực của một cặp vợ chồng đang cãi nhau nặng lời. Người vợ trách người chồng không quan tâm gì đến mình, người vợ đâm chán và quyết định ra đi với một người đàn ông khác.
Phải nói đó là những lời lẽ cay nghiệt nói bằng một giọng đầy thuyết phục nếu không phát ra từ cái miệng rất xinh, còn thơm mùi sữa của một em bé, mà bình thường chắc chỉ biết nói những lời tử tế, ngây thơ, trong sáng.
Đó là những câu mà Nguyễn Trãi mô tả trong Gia Huấn Ca, bài Mẹ Dậy Con Gái: "Gieo tiếng ra chết cây gẫy cối / Mở miệng nào có ngọn có ngành / Đến tay Bụt cũng không lành…"
Nghe kỹ một chút người ta sẽ thấy giọng của một người lớn xưng là "Mẹ" nói với em rằng "Gọi cho chồng kia đi rồi mẹ lại quay tiếp…" Và lập tức, em tuôn ra một tràng : "Chồng cũ của em, em chán lắm rồi… Anh đón em đi ăn kem…"
Đúng là "vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay". Cô bé 4 tuổi ấy nói bằng giọng lầu lầu, như một diễn viên rất thuộc bài, không ngập ngừng, không cần phải chờ được nhắc bài sau mỗi chữ.
Cô được dậy khá kỹ. Mà nếu không được dậy thì cũng phải được nghe, chứng kiến nhiều lần những cuộc đối thoại dữ dằn như thế ở nhà. Nhưng nếu cô phải chứng kiến những chuyện độc địa như vậy, thì cha mẹ, dẫu cho là đã đi đến quyết định xa nhau, thì cũng chẳng bao giờ nên để cho những lời lẽ cay nghiệt đó lọt vào tai của con gái, nói chi đến chuyện dậy cho con nói những lời chua cay, độc địa như vậy.
Tôi hoàn tòan không hiểu cách dậy con của người đàn bà này. Cũng hoàn toàn không thể hiểu nếu người mẹ giải thích là chỉ định dậy cho con mấy câu nói nghe cho vui.
Trẻ con là một tờ giấy trắng, là bãi biển buổi sáng khi thủy triều rút đi, mịn, đẹp, tinh khôi, trong sáng. Bất cứ gì được viết lên đều sẽ ở lại có thể rất lâu dài, hay cũng có thể mãi mãi. Hay người mẹ nghĩ con mình có năng khiếu diễn xuất, có thể trở thành kịch sĩ giỏi. Nhưng có nên dậy cho em những đoạn diễn xuất như thế không? Shirley Temple của điện ảnh Mỹ cũng diễn xuất giỏi từ khi cô còn ở tuổi đó: khởi nghiệp từ 3 tuổi, 4 tuổi nổi tiếng với Curly Top, Heidi.. mà cũng có cần phải ăn nói ngoa ngoắt, cay độc như thế đâu.
Lớn lên không biết em bé ở Hà Nội sẽ như thế nào.
Biết đâu em sẽ mở tiệm "phở chửi, bún mắng" là những việc làm hay nhất nếu không trở thành một con nặc nô ăn nói mất dậy từ khi mới nứt mắt, bỏ chồng theo trai soành soạch.
Có phải cái xã hội khốn nạn ngày nay chỉ sản sinh ra cái thứ trẻ em kinh hoàng như vậy không?
"Đặc sản" của "ngàn năm văn vật đất Thăng Long" là thế sao?

Ngày 5 tháng 9 năm 2012
Bạn ta,
Vừa được xem cái YouTube ăn nói mất dậy của cô bé 4 tuổi chửi chồng vuốt mặt không kịp thì tôi đọc được một bản tin trên một tờ báo trong nước về một cậu bé có những điều rất khác với cô bé trong đoạn video khá nhiều.
Tôi không nhớ rõ chi tiết của bản tin này như tên của cậu, nơi sinh sống của gia đình cậu và ngày giờ diễn ra câu chuyện mà tờ báo đăng tải. Tôi chỉ nhớ cậu là một học sinh tiểu học, 10 tuổi ở một làng nhỏ, gia đình không dư giả lắm.
Bài báo cho biết bữa đó, cậu đang trên đường đi học về thì nhặt được một chiếc túi trong đựng một số tiền do một phụ nữ đi xe đạp làm rớt xuống đường. Nhặt cái túi lên, cậu thấy số tiền rất lớn ở trong, nhưng khi cậu nhìn lên, thì người phụ nữ làm rơi cái túi đã đạp xe đi mất. Cậu quyết định đem cái túi đi tìm khổ chủ để trả lại. Cậu đi tìm khắp làng, và cuối cùng, cậu tìm được nhà của người làm mất chiếc túi. Cậu gặp người phụ nữ đúng lúc bà vừa nhận ra là bà làm rơi chiếc túi không biết ở đâu. Cậu trả lại chiếc túi còn nguyên số bạc cho bà.
Chuyện gì xẩy ra sau đó thì không cần phải đọc nốt bản tin, chúng ta cũng có thể tưởng tượng ra được. Người phụ nữ tưởng đánh mất chiếc túi đã hết sức vui mừng tìm lại được đầy đủ số tiền lớn đó. Bà tìm đến nhà cậu bé cám ơn cậu và gia đình của cậu. Hình như bà có thưởng cho cậu một món quà nhỏ. Cha mẹ cậu cho biết nhà cũng không khấm khá gì, nhưng ông bà cố gắng dậy con, mong con lớn lên trở thành người lương thiện. Ông bà đã thành công trong cố gắng đó ngay từ rất sớm, không còn phải chờ đến khi cậu lớn lên.
Như vậy, cũng may mà đất nước vẫn còn có được những gia đình tử tế, dậy con những điều tốt đẹp, lương thiện. Chuyện như thế cũng đã bắt đầu hơi hiếm thấy bên cạnh rất nhiều những bản tin báo chí tường thuật những vụ như 6 thanh niên tuổi từ 15 đến 17 phục rượu cho một thiếu nữ 14 tuổi, bạn gái của một trong 6 cậu để hiếp dâm suốt đêm, hay những vụ bán luôn cả bạn gái sang Tầu làm điếm, hay cháu giết bà để cướp tiền đi chơi game, hay một thanh niên hiếp nạn nhân 8 tuổi và chém chết em gái 4 tuổi của nạn nhân để khỏi bị tố cáo…
Bản tin cho thấy trong cái xã hội suy đồi, nhiễu nhương, tội ác đầy rẫy, nhân tính ở Việt Nam như không còn nữa, thì thỉnh thoảng vẫn còn có được một hai viên ngọc quí.
Nếu chuyện cậu bé lương hảo không tham của người chỉ ngừng lại ở đó thì cũng là một chuyện vui, đáng để mừng vì những viên minh châu sáng ngời đó, nếu bài báo không đưa ra thêm một chi tiết khác ngay sau đó.
Khi tin về việc làm của cậu bé lương hảo đó được loan ra, thì lập tức, hiệu trưởng của ngôi trường cậu đang theo học liền đem trao tặng cậu một tấm bằng khen "Cháu Ngoan Bác Hồ".
Thối và nham nhở là ở chỗ đó. Nếu gọi cậu là hậu duệ của một danh nhân nào nổi tiếng về tính cương trực và liêm khiết trong lịch sử như Chu Văn An, Nguyễn Trãi… thì nghe còn có lý. Ai đời gọi cậu là cháu ngoan của một tên phản phúc bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp lấy 10 ngàn tiền Hương Cảng, lấy Nguyễn thị Minh Khai rồi sang lại cho Lê Hồng Phong , xài đã đời em sơn nữ Nông Thị Xuân, để có con với cô, sau đó thải ra cho Trần Quốc Hoàn chơi sái nhì rồi giết thảm, vứt xác lên dốc Cổ Ngư, bỏ con trai là Nguyễn Tất Trung cho Vũ Kỳ nuôi và vài chục hành vi khốn nạn khác thì cái bằng khen "Cháu Ngoan Bác Hồ" đúng là chỉ làm bẩn một cậu bé lương hảo chứ danh dự cái nỗi gì!
Thế thì ai mà muốn làm cháu ngoan của một tên khốn nạn như vậy! Cháu ngoan phải là những đứa mà tin tức loan hàng đống mỗi ngày ấy chứ. Con nhà người ta tốt đẹp như thế mà vội vơ lấy cho làm cháu ngoan bác Hồ là cái chó gì.

Ngày 6 tháng 9 năm 2012
Bạn ta,
Không cần phải nói ra, bạn cũng thừa biết tôi không bao giờ từng có lúc ở "lứa tuổi thích ô mai". Nhưng chuyện thích ô mai thì có thích thật. Ô mai nào cũng thích. Ô mai (ơ quả) mơ, ô mai cam thảo, ô mai quất … tôi đều thích hết. Tuy vậy, tôi nhớ là chưa bao giờ nói ra điều này. Nhưng hôm nay tôi kể chuyện tôi rất thích ô mai, vì bây giờ, tôi không còn dám thích nó nữa.
Lý do là vì chuyện thích ô mai nghe không… đàn ông chút nào. Nhất là đàn ông già. Đàn ông đã già mà lại còn thích ô mai thì hơi bất thường. Thích cái gì khác thì được chứ thích ô mai thì cứ như là … đệ Ngũ Trưng Vương hay Gia Long vậy. Không được. Nhất là tuổi thích ô mai còn bị Hoàng Anh Tuấn kèm theo một câu căn dặn: "…Có đi qua xin em đừng đánh phấn / tóc buông rèm rèm lứa tuổi thích ô mai…"
Đã không đánh phấn mà lại cũng không có tóc buông rèm, cũng chẳng bao giờ ở cái lứa tuổi thích ô mai thì không tự thú là phải.
Thực ra có những buổi làm việc khuya, buồn miệng mà có mấy trái ô mai thì cũng có lý. Vì thế, trước đây thỉnh thoảng tôi vẫn ghé một tiệm bán ô mai, mua vài ba thứ về để dành những tối khuya làm việc.
Kệ, thích ô mai chỉ là một chuyện rơi rớt lại của cái tuổi ngây thơ vô tội, "the age of innocence" xưa cũ. Nghĩ cho cùng thì cũng có gì đâu mà phải dấu. Ấy vậy mà trong nhiều năm, tôi không bao giờ nhận là mình thích ô mai. Hút thuốc lá tuy là rất hại, nhưng đàn ông và oai hơn là… ô mai (trừ cơm) nhiều. Hay mê tiết canh chó cũng có thể kể ra, còn thích ô mai thì không. Không thể khai chuyện thích ô mai ra được. Khai chuyện hút thuốc lá và mê tiết canh chó thì được. Thích ô mai thì không thể khai ra.
Nhưng cái thú của những trái ô mai, nhất là ô mai mơ với ổi hơi xanh một chút thì có lý vô cùng. Chỉ phải mỗi tội là không dám nói ra mà thôi.
Bây giờ tôi không dám ăn ô mai nữa. Những trái ô mai làm tại Trung quốc bỗng làm tôi phải xét lại chuyện thích ô mai của mình. Tôi quyết định không thích ô mai nữa. Và tôi cũng bỏ luôn chuyện thỉnh thoảng mua cho mấy đứa cháu vài ba gói ô mai. Những thứ hóa chất dùng trong việc chế tạo ô mai làm tôi sợ, không phải "tham sinh úy tử " gì, nhưng tại sao lại phải bỏ những thứ hoá chất ấy vào bụng của mấy đứa cháu, của mình?
"The age of innocence", tuổi thích ô mai bỗng nhiên bị mất. Mất luôn cả cái thú của những trái ô mai của những năm thơ ấu. Mất luôn cả kỷ niệm của những trái ô mai tặng cô bạn nhỏ ở cư xá Xóm Chùa năm cuối trung học làm nàng cảm động mềm người. Có sống lại những ngày tháng cũ cũng không dám … quà nghèo chỉ có gói ô mai cho nàng nữa.
Những trò độc địa của những ông bạn người Hoa đã làm mất đi cái thơ ngây đó. Mà rồi cũng chẳng riêng chỉ có những trái ô mai đã làm mất đi, lấy đi niềm vui thơ ngây đó, mà năm nay, tôi cũng không dám nghĩ tới việc mua những cái bánh Trung Thu làm ở Hoa lục cho lũ cháu như mấy năm trước nữa.
Tại sao lại nỡ lòng nào mua những thứ quà độc ác như thế cho chúng được. Những bản tin đọc được từ mấy tờ báo trong nước cho biết những chiếc bánh Trung Thu làm ở Trung quốc đang tràn ngập các thành phố Việt Nam. Những thứ nhân bánh được pha trộn, chế tạo với những chất độc của những người bạn láng giềng thâm hiểm vẫn được chuyển sang Việt Nam cùng với bao nhiêu sản phẩm nguy hiểm khác.
Đối với ngay đồng bào của họ, họ cũng vẫn sẵn sàng đầu độc để hưởng lợi thì họ thương yêu gì giới tiêu thụ người Việt. Sữa được chế với với thủy ngân, melamine gây suy thận cho trẻ em cũng như người lớn đã được tìm thấy tại Hoa lục thì họ ngần ngại gì mà không tha Hoa kỳ.
Trung quốc bỗng lộ ra cái mặt độc địa của họ. Tránh xa họ là phải. Không ô mai, bánh Trung Thu gì nữa. Rộng hơn là cứ thấy những chữ Made In China thì quăng mẹ nó đi cho được việc.
Tự nhiên làm mất cha nó cái tuổi … thơ ngây của cậu thì có bực không cơ chứ!

Ngày 7 tháng 9 năm 2012
Bạn ta,
Tôi không biết phải làm gì để thoát ông ta. Chuyện đó hơi khó vì tiệm ăn ông làm chủ lại là tiệm tôi hay đến với mấy người bạn.
Ông dành cho tôi những đối xử khá đặc biệt. Và chính điều đó làm tôi rất khó chịu.
Cứ mỗi lần ghé tiệm của ông, mà ông có mặt ở đó, là tôi lại bị làm phiền vô cùng. Bắt đầu là câu chào của ông. Hễ gặp tôi, bao giờ ông cũng nói rất lớn: "Chào người đẹp!"
Lẽ ra tôi phải rất vui vẻ với câu chào đó. Nhưng tôi lại rất ghét câu chào của ông. Tôi không phải là người đẹp. Không bao giờ. Và rồi ngay sau đó, ông ghé bàn tôi ngồi, đưa tay bắt tay tôi, rồi dùng tay cặp lấy cổ tôi và hôn lên trán tôi mấy cái.
Tội nghiệp tôi biết là chừng nào.
Sau những cái hôn đó, tôi phải giải quyết chuyện ăn uống thật nhanh để về nhà, tắm ngay một cái. Thỉnh thoảng nghĩ lại những cái hôn đó, tôi vẫn còn thấy ghê ghê làm sao!
Những cái bái bắt tay của ông cũng làm khổ tôi không ít. Trước khi đụng đũa, bao giờ tôi cũng đi rửa tay cẩn thận. Sắp ăn, ông đi tới, chìa tay ra bắt tay tôi. Sau những cái bắt tay đó, tôi nghĩ đến việc sẽ phải dùng tay của mình ngắt những cọng rau thơm, cuốn miếng cá hay miếng thịt bằng cái bánh tráng , là tôi lại phải đứng dậy đi rửa tay lần nữa. Làm sao biết bàn tay của ông đã đi những đâu, ghé vào những chỗ nào, đếm bao nhiêu tờ giấy bạc mệnh giá 1 đô la bẩn nhất của nước Mỹ trước khi thò ra bắt tay tôi. Đứng lên rửa tay như tấm bảng có hàng chữ "Wash Your Hands" được dịch một cách cẩn thận và ngớ ngẩn là "Hãy Rửa Tay Của Bạn" như thể chúng tôi đều là những con người khật khùng chỉ rửa bàn tay người khác không bằng!
Nhưng tôi đã nghĩ ra một cách để né chuyện bắt tay với ông. Ông vừa chìa tay ra định bắt tay tôi, thì tôi chìa cái cùi tay ra, giải thích là tay tôi còn ướt, vừa rửa xong. Ông thông cảm, chỉ nắm lấy cái cùi tay của tôi. Và như vậy, tôi tránh được cái bắt tay của ông, không để cho những con vi trùng, vi khuẩn mất dậy từ tay ông nhào sang tay của tôi. Đồng thời, chìa cho ông cái cùi tay, tôi lại có thể mời ông ăn … cái cùi loi của mình nữa.
Nhưng tôi vẫn chưa thoát hẳn. Rất nhiều lần, ông còn kéo ghế ngồi xuống bàn để góp chuyện với chúng tôi bằng những phát biểu vớ vẩn, lạc đề, thiếu hiểu biết của ông. Cứ mỗi lần thấy ông đến bàn của chúng tôi, là chúng tôi lại ghé sát vào nhau giả bộ "tâm tình hiến dâng" thì ông mới đành phải tha chúng tôi. Nhưng cứ vậy làm sao ăn?
Khổ biết là chừng nào! Mà đó lại là "những niềm riêng làm sao nói hết"?
Thôi thì hôm nay bèn phải sửa câu hát của Lê Tín Hương thành "Có những niềm riêng … mà ai cũng biết" là vậy.

Ngày 8 tháng 9 năm 2012
Bạn ta,
Mấy tuần trước, trong mục Nối Nhịp Thân Yêu của đài Little Saigon Radio, có một thịnh giả gọi điện thoại vào đài nhờ làn sóng điện giúp ông tìm một người bạn.
Nhưng lời nhắn của ông làm tôi rất khó chịu.
Theo những chi tiết ông cho biết về ông và về người bạn ông muốn tìm, tôi đoán ông phải là người đã lớn tuổi. Vẫn theo ông, trước năm 1975, ông là sĩ quan trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Bạn của ông cũng phục vụ trong quân ngũ. Ông phải ở trong hạng tuổi trên dưới sáu mươi.
Nghe những chi tiết ông cho biết về ông và bạn ông, tôi đoán ông đã ở lại Việt Nam sau biến cố tháng Tư năm 1975.
Và vì thế, ông làm tôi khó chịu.
Ông gọi biến cố năm 1975 là "giải phóng".
Hai chữ này đã lâu tôi không nghe. Vì ông gọi điện thoại vào đài Little Saigon nên tôi mới nghe lại hai chữ ấy.
Nếu người dùng hai tiếng này là một cán binh Cộng sản hay một người làm việc cho nhà cầm quyền Hà Nội, hay là một người dân miền Bắc thì tôi không có ý kiến mặc dù nhiều người dân ở miền Bắc cũng rất mỉa mai khi dùng hai chữ này, và một số khác thì phủ nhận hoàn toàn không nghĩ đó là một cuộc giải phóng.
Nhưng người đàn ông gọi vào đài lại là một người sống ở miền nam, lại từng có thời ở trong quân lực Việt Nam Cộng Hoà.
Điều đó làm tôi rất khó chịu.
Nếu ông ta không ở trong quân đội, thì sự khó chịu của tôi cũng nhỏ thôi.
Nhiều ngưòi ở miền Nam trong khoảng thời gian ngay sau ngày 30 tháng 4 cũng đã dùng hai chữ này. Bị bắt phải dùng cũng có. Phải dùng để được yên thân cũng có. Mà tự nguyện dùng vì nghĩ là sẽ được tha cũng có. Rồi một hồi sau, thành ra quen miệng mà dùng.
Nhưng rất nhiều trong số những người này, sau cơn hốt hoảng ban đầu, và thấy thực sự họ cũng chẳng hề thấy là được giải phóng gì hết, nên hai chữ này không còn được đem dùng nữa.
Chuyện quen mồm rồi cũng bớt …quen. Vì thế, hai chữ giải phóng cũng thưa thớt dần và nay, ít người còn dùng chúng trong những lúc nói chuyện hàng ngày.
Người đàn ông gọi điện thoại vào đài nhờ tìm bạn, cho tới cách đây mấy ngày, thì vẫn dùng hai chữ ấy.
Ông cho biết ông cũng là sĩ quan. Như thế chắc chắn ông có đi tù Cộng Sản. Vậy mà ông vẫn dùng hai chữ "giải phóng" để nói về mốc thời gian năm 1975.
Sau những đối xử tàn tệ , dã man trong tù Cộng Sản, ông vẫn dùng hai chữ "giải phóng" để nói về ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Trong khi ông ở tù, chắc vợ con ông ở bên ngoài cũng không khá gì như hầu hết những người Việt ở miền Nam thời ấy. Đời sống phải khốn khổ trăm bề. Nhưng ông lại vẫn dùng hai chữ "giải phóng" một cách bình thản.
Ông ra tù, có thể được thân nhân bảo lãnh sang Hoa kỳ sống. Ông vẫn vui vẻ làm giấy tờ, chạy đôn chạy đáo hoàn tất thủ tục để đi khỏi Việt Nam. Sau những chạy vạy vất vả đó mãi rồi ông cũng được giấy đi Mỹ. Vậy mà ông vẫn dùng hai chữ "giải phóng" để nói về cái duyên cớ ông đi tù, vợ con nheo nhóc khốn đốn và cuối cùng ông đi Mỹ, xa rời cái vùng đất gây cho ông và gia đình ông bao nhiêu khốn khổ. Nhưng ông vẫn dùng hai chữ "giải phóng".
Cũng có thể ông ở tù Cộng sản nhiều năm nên được cho đi Mỹ. Ông ở tù lâu như thế, mà vẫn gọi cái ngày khởi đầu thời gian ở tù Cộng sản của ông là "giải phóng".
Ông sang Mỹ muốn đi đâu, ở tiểu bang nào, làm việc gì tuỳ ý. Vậy mà ông vẫn dùng hai chữ "giải phóng" để nói về cái ngày ông phải bỏ đất nước ông đã lớn lên để ra ngoài sinh sống.
Thì tôi không thể hiểu được.
Việc dùng hai chữ "giải phóng" không thể nói là quen miệng mà dùng mãi đến ngày nay. Ở trong tù bằng ấy năm, ra tù sống thêm một thời gian, khốn khổ là chuyện ắt phải có. Vậy mà vẫn,mở miệng ra nhắc đến cái ngày khốn nạn đó là ngày "giải phóng" thì sao được.
Không thể quen được. Em họ tôi đi bộ đội bỏ xác ở Trường Sơn. Nhưng cô tôi không một lần, trong các thư từ, nói là nó "đi Nam giải phóng, chống Mỹ cứu nước". Mà cô tôi là người sống suốt đời ở miền Bắc.
Mấy chục năm qua đã là thời gian đủ để nhìn lại xem đó có phải là ngày giải phóng không.
Nếu là một đứa bé, một kẻ thất phu như chữ nghĩa người xưa vẫn dùng mà mở miệng ra dùng những chữ ấy thì còn có thể tha thứ được. Nhưng đây cũng là người cầm bát cơm lên biết đổi đầu đũa mà còn nói ra những lời lẽ còn nặng hơn là tiếng chửi lại mình, tiếng nhục mạ danh dự của chính mình thì không thể không bực mình cho được.
Không lẽ bỏ Việt Nam đi tìm miếng ăn.
Nhưng cho dẫu có như thế, thì cũng chẳng thể nào gọi đó là ngày "giải phóng" được
"Giải phóng" rồi còn vác mặt sang Mỹ làm cái gì vậy?